MARIA MAGDALA, NGƯỜI ĐẦU TIÊN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 139 | Cật nhập lần cuối: 4/29/2022 3:56:30 PM | RSS

MARIA MAGDALA, NGƯỜI ĐẦU TIÊN LOAN BÁO TIN MỪNG PHỤC SINH

1.Đi viếng mộ

Tại Palestine có phong tục viếng mộ người thân ba ngày sau khi thi hài được đặt vào phần mộ. Linh hồn người chết còn bay lượn và chờ đợi chung quanh phần mộ luôn ba ngày, sau đó mới bỏ đi, vì lúc đó thi thể không còn nhận diện được nữa, bởi đã bắt đầu thối rữa. Các bạn thân của Chúa Giêsu không thể nào không đến viếng mộ Ngài vào ngày Sabát. Vậy Maria đến mộ trước tiên vào Chúạ Nhật. Bà đến thật sớm, lúc canh chót trong bốn canh của đêm, từ ba giờ đến sáu giờ sáng.

Khi người thân của chúng ta chết, chúng ta thường không muốn chấp nhận sự ra đi của họ. Chúng ta biết rằng họ đã chết, và chúng ta luôn cố gắng tạo ra một mối tương quan nào đó với họ. Một trong những cách thông thường nhất là ra viếng mộ. Ra viếng mộ với hy vọng làm vơi đi nỗi nhớ, nhưng chính việc ra viếng mộ lại càng làm cho chúng ta thương nhớ người chết hơn, bởi vì, chính lúc đứng trước ngôi mộ, lại là lúc, một lần nữa, chúng ta xác nhận rằng: người thân yêu của chúng ta đã chết thật. Nghĩa là giữa chúng ta và họ, không còn mối liên hệ bình thường như những người đang sống. Cũng vậy, ra viếng mộ, Maria cũng muốn cho vơi đi nỗi nhớ, nhớ một người đã chết và Maria chỉ nghĩ đến thi thể của thầy mình, nghĩa là bà đến đó để gặp một xác chết. Với tâm trạng đó, làm sao bà có thể nghĩ đến chuyện Chúa sống lại được. Quả thật, đối với Maria Magdala, chết là nằm sâu trong lòng đất, chết là khép lại tất cả, chết là chấm dứt tất cả và đàng sau cái chết là một bóng đêm dày đặc.

2.Nhưng khi đến mộ, bà vô cùng kinh ngạc

Mồ mả thời xưa thường không có cửa để đóng lại. Tại lối ra vào mộ có một đường rãnh dưới mặt đất, trên có một tảng đá tròn như chiếc bánh xe, tảng đá được lăn vào chặn vào chỗ xem như cửa mộ, để bảo đảm không có ai lăn tảng đá ấy đi (Mt 27, 26). Maria kinh hoàng khi thấy tảng đá đó đã bị lăn ra. Có hai điều xuất hiện trong trí bà. Bà nghĩ là người Do Thái đã lấy xác Chúa Giêsu đem đi nơi khác, vì họ chưa bằng lòng với việc giết Ngài trên thập giá mà còn muôn làm nhục thi thể Ngài thêm nữa. Cũng có một số người bất lương chuyên nghề đào mộ để ăn trộm xác. Có lẽ Maria nghĩ người ta đã lẻn vào trong mộ ăn cắp xác Chúa.

3.Vì sao bà Maria đã không nhận ra Chúa Giêsu

Chúng ta thấy hai lý do thật đơn giản, nhưng thật sâu nhiệm giải thích vì sao bà Maria đã không nhận ra Chúa Giêsu.

3.1.Vì bà ta đã khóc quá nhiều

Nước mắt khiến bà lờ mờ không thấy rõ nữa. Khi mất đi một người thân, lòng chúng ta rất đau đớn, nước mắt sẽ trào ra. Nhưng phải luôn nhớ vào những lúc như thế, sự đau buồn của chúng ta có tính chất ích kỷ. Chúng ta đang nghĩ đến sự cô đớn, mất mát, hiu quạnh của chính mình. Chúng ta không khóc cho một người được đi ở với Chúa, chúng ta chỉ khóc cho chính mình. Đó là điều tự nhiên không tránh được, đồng thời đừng hao giờ để nước mắt ngăn chặn không cho chúng ta nhìn thấy vinh quang của thiên đàng và sự sống đời đời. Chắc phải có nước mắt, nhưng qua nước mắt, chúng ta phải nhìn thấy vinh quang Nước Chúa.

3.2.Bà không nhận ra Chúa có thể vì bà cứ c nhìn về hướng sai lầm

Bà không thể rời mắt khỏi phần mộ, do đó, đã xoay lưng lại Chúa Giêsu. Điều đó cũng thường xảy đến với chúng ta. Vào những lúc như thế, mắt chúng ta vẫn dán vào mặt đất lạnh của phần mộ. Nhưng chúng ta phải xoay hướng khỏi nơi những người thân yêu của chúng ta đang nằm. Thân xác tàn rữa, còn con người thật của họ đang Irên trời trong hiệp thông với Chúa Giêsu mặt đối mặt, trong vinh quang của Thiên Chúa. Khi đau buồn đến, đừng để nước mắt làm mờ mắt, không cho chúng ta thấy vinh quang. Đừng bao giờ dán mắt vào phần mộ mà quên thiên đàng.

Bà Maria không nhận ra Chúa và Chúa đã đến với bà, nhưng bà cứ tưởng là người làm vườn cho đến khi Chúa gọi tên bà, bà mới nhận ra Chúa và thưa Rabbuni nghĩa là thưa thầy.

4. Vinh dự thy Chúa Giêsu phục sinh đầu tiên thuộc về bà Maria Magdala

Cả câu chuyện được trải dài với nhiều dấu chỉ về tình thương của Maria. Bà trở lại mộ sau khi đem tin cho Phêrô và Gioan, chắc khi các ông chạy nhanh đến mộ, bà bị bỏ lại phía sau, nên khi bà đến thì hai vị đã đi rồi. Vậy bà đứng đó mà khóc, chúng ta không cần phải tìm kiếm tỉ mỉ lý do vì sao bà không nhận ra Chúa Giêsu. Sự kiện thật đơn giản, bà đã khóc quá nhiều và nước mắt bà nhòa lệ. Câu chuyện trao đổi với người bà tưởng là kẻ làm vườn cho thấy lòng bà yêu mến Chúa. “Nếu ông chính là người đã đem xác Ngài cũng phải biết ông đã để Ngài ở đâu.” Bà không nêu tên Chúa Giêsu vì nghĩ ai ai cũng biết tên người mà bà đang nghĩ đến, tâm trí hoàn toàn dành cho Chúa đến nỗi trên đời này đốì với bà chẳng còn ai khác nữa. “Thì ta sẽ đến mà lấy”, với sức lực của một phụ nữ, bà làm sao làm nổi việc ấy? Rồi bà sẽ đem xác Ngài đi đâu? Bà không màng nghĩ đến những câu hỏi và những vấn đề đó. Ước ao duy nhất của bà là được khóc để tỏ lòng yêu thương của mình đối với thi thể của Chúa Giêsu. Ngay sau khi đặt mấy câu hỏi đó với người mà bà tưởng là kẻ làm vườn, chắc bà lại hướng về phía phần mộ nên bà quay lưng lại với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chỉ gọi một tiếng: “Maria” và bà đã nhận ra Chúa.

5.Vậy Maria là ai?

Luca cho chúng ta biết đã có bảy quỉ bị đuổi ra khỏi bà. Có ý kiến vẫn cho rằng bà là tội nhân đáng ghê tởm mà Chúa Giêsu đã kêu gọi, đã tha thứ và thanh tẩy. Bà đã phạm tội nhiều, và cũng yêu mến nhiều, tình yêu thương là lất cả những gì bà cần đem đến.

Maria Magdala là người đầu tiên được thấy Chúa Giêsu phục sinh, nhưng Maria lại là người tội lỗi.

Vậy chúng ta là ai?

Chúng ta cũng là những người tội lỗi.

Nếu chúng ta thực sự nhận mình là người tội lỗi, chắc chắn chúng ta cũng được vinh dự thấy Chúa Giêsu phục sinh như Maria Magdala. Amen

Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy