HẠNH CÁC THÁNH THÁNG 8

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Xem: 2790 | Cật nhập: 7/23/2020 8:54:24 PM | RSS

HẠNH CÁC THÁNH THÁNG 8

01. Thánh Alphongsô Ligôri, Giám mục Tiến sĩ (1696-1787)

Công đồng Vatican II nói rằng Thần học Luân lý (THLL) nên được nuôi dưỡng xuyên suốt bằng Kinh thánh, Công đồng còn cho thấy tính cao quý của ơn gọi Kitô giáo của các tín hữu và trách nhiệm của họ là sinh hoa kết quả trong đức ái đối với cuộc sống trần gian. Thánh Alphongsô được ĐGH Piô XII tôn vinh là bổn mạng các nhà thần học luân lý năm 1950. Suốt đời ngài đấu tranh cho sự giải phóng của THLL khỏi sự khắt khe của tà thuyết Gian-sen (*). THLL của ngài, được xuất bản 60 lần sau khi ngài qua đời, tập trung vào các vấn đề cụ thể và thực tế của các mục tử và các vị giải tội. Nếu một sự tuân thủ luật pháp và tính tối thiểu nào đó luồn lách vào THLL, nó không nên được quy vào kiểu chừng mực và sự nhẹ nhàng này.

Tại ĐH Naples, lúc mới 16 tuổi, ngài đã nhận bằng tiến sĩ về Giáo luật và Dân luật, nhưng ngài mau chóng bỏ nghề luật sư để hoạt động tông đồ. Ngài thụ phong linh mục và tận tụy với việc mục vụ, giải tội, và thành lập những nhóm Kitô giáo. Ngài lập Dòng Chúa Cứu Thế năm 1732. Đó là một đoàn thể linh mục và tu sĩ sống đời cộng đoàn, cố gắng noi gương Chúa Kitô, và hoạt động chủ yếu về các nhiệm vụ phổ biến dành cho dân nghèo ở các vùng quê. Việc cải cách mục vụ vĩ đại của ngài tòa giảng và tòa giải tội. Ngài có tài viết lách, đi khắp vùng Naples, và rao truyền các nhiệm vụ phổ biến.

Ngài được bổ nhiệm giám mục lúc 66 tuổi, dù ngài cố từ chối, và ngài liền cho xây các cơ sở trong khắp giáo phận. Ngài bị khập khiễng và kém thị lực, ký các văn bản và bị lừa.

Lúc 71 tuổi, ngài bị thấp khớp không chữa được nên bị vẹo cổ. Ngài chịu suốt 18 tháng về cảnh “đêm tối”, sợ hãi, bị cám dỗ chống lại các bài viết về đức tin và nhân đức, nhưng vẫn có những khoảng sáng và khuây khỏa là những lúc thường xuyên xuất thần.

Ngài không chỉ nổi tiếng về THLL, ngài còn viết nhiều về lĩnh vực thần học tâm linh và tín lý. Cuốn Glories of Mary (Vinh quang Mẹ Maria) là một trong các tác phẩm lớn của ngài, và cuốn Visits to the Blessed Sacrament (Viếng Thánh Thể) của ngài được tái bản 40 lần ngay khi ngài còn sống, ảnh hưởng nhiều đến việc thực hành sự tận hiến trong Giáo hội.

------------------------------

(*) Jansenism: thuyết của Cornelis Jansen, khoảng 1656-1657, dựa trên thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người is không thể tốt lành. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại một tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.

02. Thánh Êusêbiô Vercelli, Giám mục (283?-371)

Thánh Êusêbiô là người bảo vệ Giáo hội trong lúc khó nguy nhất.

Ngài sinh tại đảo Sardinia, là thành viên giáo sĩ Rôma và là giám mục tiên khởi của GP Vercelli ở Piedmont. Ngài cũng là người tiên phong liên kết đời tu với giáo sĩ, thành lập linh mục đoàn giáo phận theo nguyên tắc: “Cách tốt nhất để thánh hóa giáo dân là phải cho giáo dân thấy giáo sĩ vững mạnh nhân đức và sống cộng đoàn”.

Ngài được ĐGH Libêriô cử đi thuyết phục hoàng đế kêu gọi thành lập hội đồng để giải quyết các vấn đề giữa Công giáo và tà thuyết Arian (*). Khi được cử tới Milan, Thánh Êusêbiô miễn cưỡng đi, ngài cảm thấy khối Arian sẽ có cách riêng, dù người Công giáo đông hơn. Ngài từ chối cùng lên án với thánh Athanasiô (giáo phụ, giám mục Hy Lạp, 293-373); ngài đặt tín điều công đồng Nicê lên bàn và cương quyết rằng phải ký trước khi tiếp tục các vấn đề khác. Hoàng đế ép buộc ngài, nhưng ngài cương quyết là thánh Athanasiô vô tội và nhắc hoàng đế nhớ rằng không được dùng quyền lực thế gian để gây ảnh hưởng quyết định của Giáo hội. Mới đầu hoàng đế dọa giết ngài, nhưng sau lại đày ngài đi Palestine. Có những người theo thuyết Arian kéo ngài đi trên các con đường và nhốt ngài vào một phòng nhỏ, chỉ thả ngài ra sau khi bỏ đói ngài 4 ngày. Không lâu sau ngài được phục chức.

Nhưng rồi ngài lại bị tiếp tục đi đày ở Tiểu Á và Ai Cập tới khi hoàng đế mới cho ngài về tòa giám mục ở Vercelli. Ngài tham dự Công đồng Alexandria với thánh Athanasiô và tỏ ra nhân hậu với các giám mục đã bị nao núng. Ngài cũng làm việc với thánh Hilary Poitiers để chống lại tà thuyết Arian. Ngài qua đời an bình tại giáo phận khi tuổi cao sức yếu.

------------------------------

(*) Arianism: thuyết của Arius, thế kỷ IV, cho rằng chỉ có Thiên Chúa là bất biến và tự hữu, nhưng Ngôi Con không là Thiên Chúa mà chỉ là phàm nhân. Công đồng Nicaea (AD 325) đã kết án Arius và tuyên bố “Ngôi Con đồng bản thể với Đức Chúa Cha”. Thuyết Arian được nhiều người bảo vệ tiếp 50 năm sau, nhưng cuối cùng cũng sụp đổ khi các hoàng đế Kitô giáo của Rome Gratian và Theodosius lên ngôi. Công đồng Constantinople đầu tiên (năm 381) phê chuẩn Tín điều của Công đồng Nicê và cấm thuyết Arian. Tà thuyết này vẫn tiếp tục trong các bộ lạc ở Đức suốt thế kỷ VII, và các niềm tin tương tự được duy trì đến ngày nay bởi tổ chức Nhân chứng của Giavê (Jehovah's Witnesses) và bởi một số người theo thuyết Nhất Vi Luận (Unitarianism), tương tự Tam Vị Nhất Thể, tức là Một Chúa Ba Ngôi.

03. Thánh Phêrô Julian Eymard, Linh mục (1811-1868)

Ngài sinh tại La Mure d'Isère ở Đông Nam Pháp quốc, hành trình đức tin của ngài đưa ngài từ một linh mục giáo phận Grenoble (1834) gia nhập Dòng Marists (1839 – Dòng Tiểu đệ Đức Mẹ do Lm Jean Claude Colin thành lập tại Pháp năm 1817, chuyên việc giáo dục), rồi ngài lập Dòng Thánh Thể (Congregation of the Blessed Sacrament, viết tắt SSS từ Latin là Societas Sanctissimi Sacramenti) năm 1856.

Ngài còn đối phó với sự nghèo đói, với việc cha ngài phản đối ơn gọi của ngài, bệnh nặng, sự bành trướng của giáo phái Gian-sen (xem chú thích ở ngày 1-8), những khó khăn của giáo phận, nhưng sau đó được ĐGH phê chuẩn dòng mới của ngài.

Những năm ngài là tu sĩ Dòng Tiểu đệ Đức Mẹ, ngài thấy đắm mình trong việc sùng kính Thánh Thể, nhất là khi ngài giảng Bốn Mươi Giờ ở các giáo xứ. Mới đầu ngài được linh hứng bởi tư tưởng phạt tạ vì sự lãnh đạm với Thánh Thể, cuối cùng ngài bị thu hút vào tâm linh tích cực hơn đối với tình yêu tập trung vào Chúa Kitô. Các tu sĩ của Dòng Thánh Thể xen kẽ đời sống tông đồ và chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể. Ngài và Marguerite Guillot thành lập Dòng Nữ tỳ Thánh Thể (Congregation of the Servants of the Blessed Sacrament).

Lm Phêrô Julian Eymard được phong chân phước năm 1925 và được phong thánh năm 1962, một ngày sau khi kết thúc khóa họp thứ nhất của Công đồng Vatican II.

04. Thánh Gioan Vianney, Linh mục (1786-1859)

Thánh Gioan Vianney là người có cách nhìn vượt qua mọi trở ngại và có những hành vi tưởng chừng như không thể. Ngài khao khát làm linh mục, nhưng ngài phải cố vượt qua sức học yếu kém của mình, không đủ điều kiện vào chủng viện.

Ngài không học nổi tiếng Latin nên buộc ngài phải dừng bước. Nhưng mơ ước làm linh mục trong ngài khiến ngài tự tìm thầy dạy riêng. Sau thời gian dài vật lộn với sách vở, ngài được thụ phong linh mục.

Những việc “bất khả thi” luôn ám ảnh ngài. Tài mọn, học kém, nhưng ngài vẫn được “đặc cách” thụ phong linh mục năm 1815. Sau 3 năm ở Ecully, ngài được bổ nhiệm về xứ Ars. Khi quản nhiệm xứ Ars, ngài gặp nhiều người lạnh nhạt và sống khá thoải mái. Ngài muốn giúp họ ăn chay nghiêm ngặt và ngủ ít ban đêm: Một số quỷ chỉ có thể bị xua đuổi bằng việc cầu nguyện và ăn chay.

Lúc còn là chủng sinh, Gioan Vianney học rất chậm. Một ngày kia, một giáo sư thần học thừa lệnh Đức Giám mục đến khảo sát Vianney xem có đủ khả năng học vấn để tiến tới chức linh mục không. Tuy đã cố hết sức học hành, Vianney vẫn không thể trả lời được câu nào cho trôi chảy. Nổi nóng, vị giáo sư đập bàn nói: “Vianney, anh dốt đặc như con lừa! Với một con lừa như anh, Giáo hội hy vọng làm nên trò trống gì”?

Gioan Vianney khiêm tốn bình tĩnh trả lời: “Thưa cha, ngày xưa Samson chỉ dùng một cái xương hàm con lừa mà đánh bại 3.000 quân Philitinh. Vậy với cả con lừa này, Thiên Chúa không làm được việc gì sao?”.

Và “con lừa” Gioan Vianney đã làm nên trò trống là làm rạng danh Thiên Chúa và mưu ích cho Giáo hội. Cùng với Catherine Lassagne và Benedicta Lardet, ngài lập La Providence (Chúa quan phòng), một nhà dành cho các cô gái. Ngài tín thác Thiên Chúa sẽ ban các điều cần cho tinh thần và thể lý của những người coi nhà “Chúa Quan Phòng” là nhà của mình.

Suốt đời linh mục, ngài rất coi trọng việc giải tội vì ngài muốn giải hòa người ta với Thiên Chúa. Có những ngày ngài giải tội 11 tới 12 giờ vào mùa Đông, và 16 giờ vào mùa Hè. Ngài không hề nghĩ tới việc nghỉ hưu. Khi nhiều người biết đến ngài, ngài dành thêm thời gian để phục vụ Thiên Chúa, thậm chí ngài có ít thời gian để ngủ vì thường xuyên bị ma quỷ “quấy rầy”.

Ngài sinh tại Dardilly và qua đời tại Ars, Pháp. Ngài được ĐGH Piô X phong chân phước, và được ĐGH Piô XI phong thánh. Ngài được tôn phong là bổn mạng các linh mục, nhưng nhiều linh mục chưa thực sự noi gương ngài để trở thành khí cụ như Ý Chúa!

Cuộc đời Thánh Gioan Vianney đã hoàn tất theo Ý Chúa: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28; Mc 10:45).

05. Cung hiến Đền thờ Đức Bà Cả

Trước tiên phải cảm ơn ĐGH Libêriô hồi giữa thế kỷ IV, Đền thờ Libêriô được ĐGH Sixtô III xây dựng ngay sau Công đồng Ephêsô xác nhận tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa năm 431. Lúc đó tái dâng hiến Mẹ Thiên Chúa, Đền thờ Đức Bà Cả (St. Mary Major) là đền thờ lớn nhất thế giới được dành để tôn kính Thiên Chúa qua Đức Mẹ.

Đền thờ Đức Bà Cả là 1 trong 4 đền thờ lớn của Rôma in memory of the first centers of the Church. Đền thờ Thánh Gioan Latêranô là đền thờ tiêu biểu của Rôma, Đền thờ Thánh Phêrô; Thánh Phaolô Ngoại thành (St. Paul Outside the Walls), Tòa giám mục Alexandria, được coi là tòa giám mục của thánh Máccô; Đền thờ Thánh Phêrô, Tòa giám mục Constantinople; và Đền thờ Đức Bà Cả, Tòa giám mục Antiôkia, nơi Đức Mẹ được coi là đã sống phần nhiều cuộc đời.

Sau năm 1000, có một truyền thuyết khác: Đức Mẹ Tuyết (Our Lady of the Snows). Theo truyền thuyết này, hai vợ chồng giàu có người Rôma đã dâng tài sản cho Mẹ Thiên Chúa. Để xác quyết, Đức Mẹ đã làm phép lạ tuyết lở và bảo họ xây một nhà thờ ngay tại nơi đó. Truyền thuyết này được kỷ niệm bằng cách làm mưa những cánh hoa hồng trắng từ trên mái đền thờ hàng năm vào ngày 5-8.

06. Chúa Giêsu biến hình

Cả ba Phúc âm Nhất lãm (Synoptic Gospels) đều thuật lại câu chuyện Chúa biến hình trên núi Tabor (Mt 17:1-8; Mc 9:2-9; Lc 9:28-36). Cả ba đều đặt ngay sau lời tuyên tín của thánh Phêrô rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia và lời tiên báo đầu tiên của Chúa Giêsu về cuộc Khổ nạn và cái chết của Ngài. Lòng hăng hái của thánh Phêrô muốn dựng ba lều ngay tại chỗ cho thấy việc Chúa biến hình xảy ra trong trong tuần Lễ Lều (Feast of Tents) của người Do Thái.

Thật khó xác định sự trải nghiệm của các tông đồ lúc đó, theo các học giả Kinh thánh, vì các Phúc âm dẫn chứng cách mô tả của Cựu ước về cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trên núi Sinai và các lời tiên báo của Con Người. Chắc chắn thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan đã có khái niệm về thiên tính của Chúa Giêsu đủ để không sợ hãi. Sự trải nghiệm như vậy bất chấp mọi cách diễn tả. Chúa Giêsu cảnh báo họ rằng vinh quang và đau khổ của Ngài sẽ được liên kết chặt chẽ – chủ đề mà thánh sử Gioan làm nổi bật xuyên suốt Phúc âm của ngài.

Từ thế kỷ thứ IV, Giáo hội đã ấn định ngày 6-8 là lễ Chúa Giêsu Biến hình. Giáo hội Đông phương cũng mừng lễ này vào khoảng thời gian đó. Khoảng thế kỷ thứ VIII Giáo hội Tây phương mới mừng lễ này.

Ngày 22-7-1456, Thập tự quân đánh bại quân Thổ Nhĩ Kỳ tại Belgrade. Tin tức chiến thắng đưa về Rôma ngày 6-8, và năm sau ĐGH Callistô III thêm lễ này vào lịch La Mã.

07. Thánh Cajetan, Linh mục (1480-1557)

Cũng như chúng ta, thánh Cajetan có đời sống “bình thường”. Đầu tiên ngài là luật sư, rồi là linh mục lo việc của giáo triều Rôma (Roman Curia).

Cuộc đời ngài có bước ngoặt quan trọng khi ngài gia nhập Hội Hùng biện về Tình Chúa (Oratory of Divine Love) ở Rôma, một nhóm tận hiến sống đạo đức và bác ái, không lâu sau khi ngài thụ phong linh mục lúc 36. Lúc 42 tuổi, ngài mở bệnh viện để chăm sóc các bệnh nhân nay y tại Venice. Tại Vicenza, ngài gia nhập cộng đoàn gồm những người đàn ông thuộc tầng lớp thấp kém và được mọi người chú ý, họ nghĩ hành động của ngài phản ánh gia đình ngài. Ngài tìm kiếm những người bệnh và những người nghèo trong thành phố và phục vụ họ.

Nhu cầu lớn nhất lúc đó là cải cách Giáo hội gồm các thành viên “bệnh hoạn về tư tưởng”. Ngài và ba người bạn quyết định rằng tốt nhất để cải cách là phục hồi tinh thần và lòng nhiệt thành của các giáo sĩ. Một trong bốn người sau đó là ĐGH Phaolô IV). Họ cùng nhau lập Dòng Theatines (*). Họ chuyển tới Venice sau khi nhà ở Rôma bị quân đội của vua Charles V tàn phá năm 1527. Các tu sĩ Dòng Theatines nổi bật trong các phong trào cải cách Giáo hội Công giáo trước khi có cải cách của Tin Lành. Ngài thành lập quỹ Monte de Pieta (Núi Sùng Kính) ở Naples – một trong nhiều tổ chức từ thiện cho vay tiền không lãi đối với những vật cầm cố. Mục đích của quỹ này là giúp người nghèo và bảo vệ họ khỏi những người cho vay nặng lãi (usurers). Cuối cùng, tổ chức nhỏ bé của thánh Cajetan trở thành Ngân hàng Naples (Bank of Naples), với nhiều thay đổi về chính sách.

-------------------------------

(*) Tiếng Latin là Teatinus, cư dân vùng Chieti, thuộc Teate Chieti, Ý. Dòng Giáo sĩ Chuẩn mực (Order of Clerks Regular) được thành lập năm 1524 tại Ý, các vị sáng lập dòng này là thánh Cajetan và Gian Pietro Caraffa – các nhà cải cách luân lý Công giáo và đấu tranh với thuyết Lute (Lutheranism).

08. Thánh Đa Minh, Linh mục (1170-1221)

Nếu không đi với Đức Giám mục của ngài thì thánh Đa Minh có thể vẫn sống đời chiêm niệm. Sau chuyến đi đó, ngài biến đời sống chiêm niệm thành đời sống hoạt động tông đồ tích cực.

Ngài sinh tại Castile, Tây Ban Nha, được người chú bác là linh mục đào tạo làm linh mục, học mỹ thuật và thần học, và trở thành giáo sĩ của nhà thờ chính tòa ở Osma.

Trên hành trình với giám mục đi khắp nước Pháp, ngài gặp tà thuyết độc hại Albigensian (*) ở Languedoc. Những người theo thuyết Albigensian (Cathari, “thanh khiết”) giữ theo 2 quy luật “Thiện và Ác”. Các vấn đề đều là xấu – do đó họ từ chối mầu nhiệm Nhập Thể và các Bí tích. Cùng quy luật đó, họ tránh sinh sản và ăn uống rất ít. Phạm trù nội tâm điều hành những gì phải được gọi là đời sống anh dũng về tính thuần khiết và khổ hạnh không được những người bình thường theo thyết này chia sẻ.

Thánh Đa Minh thấy Giáo hội cần chống tà thuyết này, ngài là thành viên Thập tự quân đi rao giảng chống thuyết này. Ngài thấy lý do rang giảng không thành công: dân thường vẫn khâm phục và theo gương khắc khổ của những người theo phái Albigensian. Cũng dễ hiểu khi họ không theo những người rao giảng Công giáo đi ngựa và có tùy tùng, ở những quán trọ sang trọng và có người phục vụ. Thánh Đa Minh với 3 tu sĩ Xitô bắt đầu rao giảng Phúc âm. Ngài tiếp tục cong việc này trong 10 năm, thành công với dân thường nhưng không thành công với các nhà lãnh đạo.

Bạn bè đi rao giảng của ngài dần dần thành một cộng đoàn. Năm 1215, ngài lập nhà dòng ở Toulouse, khởi đầu của Dòng Đa Minh (OP, Order of Preachers – Dòng thuyết giáo).

Lý tưởng của Thánh Đa Minh, và của Dòng Đa Minh, là sống kết hiệp với Chúa, học tập và cầu nguyện bằng mọi hình thức, đồng thời cứu thoát mọi người bằng Lời Chúa. Lý tưởng của ngài là “contemplata tradere” (“tiếp tục hoa trái của việc chiêm niệm” hoặc “chỉ nói về Thiên Chúa hoặc với Thiên Chúa”).

--------------------

(*) Albigensianism: Phong trào Kitô giáo được coi là hậu duệ của Manichaeism [Manichaeism: Tôn giáo nhị nguyên (Dualistic religion) thời Trung cổ do Mani thành lập tại Persia hồi thế kỷ thứ 3. Được linh hứng bởi thị kiến thiên thần, Mani thấy mình là người cuối cùng trong số các tiên tri gồm Adam, Đức Phật, Zoroaster (sáng lập Bái hỏa giáo), và Chúa Giêsu] ở miền Nam nước Pháp hồi thế kỷ 12 và 13. Thuyết này có đặc tính của thuyết nhị nguyên (dualism – đồng hiện hữu hai quy luật đối nghịch là Thiện và Ác), bị coi là tà thuyết trong thời Inquisition (Tòa án Công giáo La Mã cổ, 1232-1820).

09. Thánh Teresa Benedicta Thánh giá, Nữ tu (1891-1942)

Tên cúng cơm của bà là Edith Stein. Bà một triết gia giỏi đã từng không tin vào Thiên Chúa lúc 14 tuổi, nhưng bà đánh động khi đọc tiểu sử thánh nữ Teresa Avila và bắt đầu hành trình tâm linh, rồi bà được rửa tội năm 1922. Năm 1934, bà bắt chước Teresa Avila bằng cách đi tu Dòng Kín, và có tên dòng là Teresa Benedicta Thánh giá.

Bà sinh trưởng trong một gia đình Do Thái nổi trội ở Breslau (nay là Wroclaw, Ba Lan), bà bỏ Do Thái giáo (Judaism) hồi còn là thiếu niên. Khi là sinh viên ĐH Göttingen, bà bị thu hút vào hiện tượng học (phenomenology), một phương pháp tiếp cận triết học. Nổi trội khi được Edmund Husserl bảo trợ (Edmund Husserl bảo trợ là nhà hiện tượng học hàng đầu), bà có bằng tiến sĩ triết năm 1916. Bà tiếp tục là giáo sư đại học tới năm 1922 thì bà chuyển sang trường Đa Minh ở Speyer, bà được bổ nhiệm làm giảng sư tại Viện Giáo dục Munich cho tới khi bị áp lực của Đức quốc xã (Nazis).

Sau khi sống ở Cologne Carmel (1934-1938), bà chuyển sang Dòng Kín ở Echt, Hà Lan. Đức quốc xả chiếm giữ đất nước năm 1940. Khi trả thù vì bị các giám mục Hà Lan tố giác, Đức quốc xã bắt tất cả những người Do Thái gốc Hà Lan theo Kitô giáo. Teresa Benedicta và người chị em Rosa, cũng theo Công giáo, chết trong phòng hơi ngạt ở Auschwitz ngày 9-8-1942.

Chân phước Giáo hội Gioan Phaolô II phong chân phước cho bà năm 1987 và bà được phong thánh năm 1998.

10. Thánh Lawrence, Phó tế Tử đạo (qua đời năm 258?)

Ngài là phó tế ở Rôma, triều đại ĐGH Sixtô II. Bốn ngày sau khi vị giáo hoàng này chịu tử đạo, thánh Lawrence và 4 giáo sĩ khác cũng chịu tử đạo, có thể trong thời bách hại của hoàng đế Valerian.

Là phó tế ở Rôma, thánh Lawrence có trách nhiệm quản lý tài sản của Giáo hội và phân phát cho người nghèo. Ngài biết mình sẽ bị bắt như giáo hoàng nên ngài tìm những người nghèo, góa phụ và trẻ mồ côi ở Rôma để cho họ tiền ngài đang có, thậm chí ngài bán cả các chén thánh.

Sau 3 ngày, ngài quy tụ rất nhiều người mù, người tàn tật, người cùi, trẻ mồ côi, và những người quá bụa. Ngài nói: “Đây là kho tàng của Giáo hội”. Sau đó ngài bị bắt và bị nướng. Chịu đau đớn lâu, ngài nói một câu nổi tiếng: “Bên này chín rồi, lật qua bên kia và ăn đi!”. Giáo hội xây một đền thờ dâng kính ngài, và là một trong bảy đền thờ ở Rôma được hành hương nhiều nhất.

11. Thánh Clara, Trinh nữ (1194-1253)

Từ chối kết hôn lúc 15 tuổi, thánh Clara được đánh động nhờ lời giảng của thánh Phanxicô Assisi. Hai người trở nên bạn thân tâm linh.

18 tuổi, bà trốn khỏi nhà vào ban đêm, gặp các tu sĩ đang cầm đuốc đi trên đường, vào nhà thờ nhỏ Portiuncula, nhận áo nhặm và được cắt tóc. Thánh Phanxicô gởi bà vào Dòng Biển Đức, nơi mà người cha và người chú của bà đến làm dữ. Bà cứ bám vào bàn thờ, bỏ khăn ra cho cha và chú thấy bà đã xuống tóc.

Hơn hai tuần sau, người chị em của bà là Agnes đến tu với bà. Nhiều người khác cũng xin gia nhập. Họ sống giản dị, nghèo khó, khổ hạnh, biệt lập với thế giới bên ngoài, chuyên cần theo tu luật thánh Phanxicô đã trao cho họ là Dòng Nhì (còn gọi là Dòng Clara Khó nghèo). Lúc bà 21 tuổi, thánh Phanxicô truyền cho bà phải làm Mẹ bề trên, một chức vụ bà làm cho đến chết.

Các nữ tu đều đi chân không, ngủ trên nền đất, không ăn thịt và hầu như giữ im lặng hoàn toàn. (Về sau thánh Clara, cũng như thánh Phanxicô, thuyết phục chị em điều chỉnh điều khắt khe này: “Cơ thể chúng ta không được làm bằng đồng”). Dĩ nhiên, điều nhấn mạnh nhất là sự nghèo khó Phúc âm. Họ không sở hữu tài sản, ngay cả giữ chung, chỉ sống nhờ vào những của bố thí hằng ngày. Thậm chí khi Đức giáo hoàng thuyết phục bà giảm bớt điều này, bà vẫn tỏ ra cương quyết: “Con cần được tha thứ tội lỗi, nhưng con không muốn miễn giảm trách nhiệm theo Chúa Kitô”.

Bà chăm sóc các bệnh nhân, hầu bàn, rửa chân cho các chị em khi họ đi hành khất về. Bà bị bệnh nặng suốt 27 năm cuối đời. Ảnh hưởng của bà mạnh đến nỗi các giáo hoàng, hồng y và giám mục thường đến tham vấn bà. Thánh Phanxicô vẫn là người bạn tâm linh vĩ đại, bà luôn vâng lời thánh Phanxicô và sống theo lý tưởng Phúc âm. Bà rất sùng kính Thánh Thể. Bà luôn nói với các chị em: “Đừng sợ. Hãy tí thác vào Chúa Giêsu”.

12. Thánh Louis Toulouse, Giám mục (1274-1297)

Cha ngài là vua Charles II của Naples và Sicily, mẹ ngài là Mary, con gái vua nước Hungary. Ngài có liên quan thánh Louis IX về bên nội, và thánh Elizabeth nước Hungary về bên ngoại.

Hồi nhỏ, ngài thường đem thức ăn cho người nghèo. Lúc 14 tuổi, ngài và 2 người anh em bị bắt làm con tin tại triều đình vua Aragon về việc chính trị có liên quan cha ngài. Tại triều đình, ngài bị các tu sĩ Dòng Phanxicô hành hạ vì ngài tiến bộ nhiều trong việc học tập và tâm linh. Cũng như thánh Phanxicô, ngài có lòng yêu thương đặc biệt đối với những người phong cùi.

Khi bị bắt làm con tin, ngài quyết định từ bỏ danh hiệu hoàng gia để trở thành linh mục. Lúc 20, ngài được ra khỏi triều đình vua Aragon. Ngài từ bỏ danh hiệu hoàng gia cho em trai Robert, và năm sau ngài thụ phong linh mục. Không lâu sau, ngài được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Toulouse, nhưng ĐGH chấp thuận yêu cầu của ngài là trở thành tu sĩ Dòng Phanxicô trước khi nhậm chức giám mục.

Tinh thần Dòng Phanxicô thâm nhập ngài. Ngài luôn nói: “Chúa Giêsu Kitô là sản nhiệp của tôi, chỉ mình Ngài đủ cho tôi rồi”. Ngay cả khi làm giám mục, ngài vẫn mặc tu phục Dòng Phanxicô, đôi khi ngài còn đi hành khất. Ngài chỉ định một tu sĩ sửa sai ngài công khai, nếu cần, tất nhiên tu sĩ này phải vâng lời.

Ngài dành 75% thu nhập của giám mục để cho người nghèo và duy trì các nhà thờ. Hằng ngày ngài đồng bàn ăn với 25 người nghèo. Ngài được ĐGH Gioan XXII, thầy dạy cũ của ngài, phong thánh năm 1317.

13. Thánh Pontianô và thánh Hippolytô, Tử đạo (qua đời năm 235)

Hai vị thánh này đã bị đối xử tồi tệ ở đảo Sardinia. Một vị là giáo hoàng trong 5 năm, và một vị là ngụy giáo hoàng trong 18 năm. Cuối cùng họ đã giải hòa.

Pontianô. Ngài là người Rôma, làm Giáo hoàng từ năm 230 tới 235. Trong triều đại giáo hoàng, ngài đã triệu tập một công nghị xác định vạ tuyệt thông đối với thần học gia lỗi lạc Origen ở Alexandria. Ngài bị hoàng đế Rôma bắt đi đày năm 235, và ngài từ chức giáo hoàng để có người khác kế vị tại Rôma. Ngài được đưa về từ đảo Sardinia trong tình trạng sức khỏe yếu kém, rồi qua đời năm 235. Thi hài của các ngài được đem về Rôma và an táng bằng nghi lễ long trọng là các vị tử đạo.

Hippolytô. Là tư tế ở Rôma, Hippolytô (tên ngài nghĩa là “con ngựa bất kham”) trước là người thánh thiện. Ngài chê giáo hoàng không đủ cương trực với một tà thuyết – gọi giáo hoàng là dụng cụ trong tay của Callistô, một phó tế – và biện hộ cho chính tà thuyết của mình. Khi Callistô được bầu làm giáo hoàng, Hippolytô kết án ngài quá khoan dung với các hối nhân, và tự phong giáo hoàng cùng với một nhóm người theo mình. Ngài cảm thấy giáo hội phải có những tâm hồn trong sạch tách biệt khỏi thế giới, và nghĩ rằng nhóm của mình thích hợp. Ngài vẫn ở trong tình trạng ly giáo trong 3 năm. Năm 235, ngài bị đày tới đảo Sardinia. Sau đó ngài hòa giải với giáo hội, và đồng chịu khổ với giáo hoàng Pontianô.

Thánh Hippolytô là người mạnh mẽ, nghiêm khắc và cương trực đối với cả giáo lý chính thống và thực hành không đủ liêm khiết. Tuy nhiên, ngài là một thần học gia quan trọng bậc nhất và viết nhiều sách tôn giáo trước thời Constantine. Các tác phẩm của ngài đầy những kiến thức về phụng vụ La Mã và cấu trúc giáo hội hồi thế kỷ thứ II và III. Cá tác phẩm của ngài gồm nhiều bài chú giải Kinh thánh, những bài bút chiến chống các tà thuyết và một cuốn lịch sử thế giới. Tượng ngài bằng cẩm thạch (ngồi trên ghế), có từ thế kỷ III, được phát hiện năm 1551. ĐGH Gioan XXIII đã đưa tượng ngài về thư viện Tòa thánh.

14. Thánh Maximilian Mary Kolbe, Linh mục Tử đạo (1894-1941)

Cha mẹ ngài nói: “Tao không biết mày sẽ làm nên trò trống gì nữa!”. Maximilian Mary Kolbe nói: “Con cầu xin rất nhiều với Đức Mẹ cho con biết những gì sẽ xảy ra với con. Đức Mẹ hiện ra, cầm 2 triều thiên trong tay, một trắng và một đỏ. Đức Mẹ hỏi con thích cái nào – một cái tượng trưng sự thanh khiết, một cái tượng trưng sự tử đạo. Con đã nói con chọn cả hai. Đức Mẹ mỉm cười và biến đi”.

Ngài vào Dòng Phanxicô ở Lvív (lúc đó thuộc Ba Lan, nay là Ukraina), gần nơi ngài sinh, ngài mặc áo dòng lúc 16 tuổi. Sau đó ngài có học vị tiến sĩ về triết học và thần học, ngài cũng rất say mê khoa học, thậm chí ngài còn phác họa tàu hỏa tiễn (rocket ships).

Ngài thụ phong linh mục lúc 24 tuổi, ngài coi sự lãnh đạm tôn giáo thời đó là chất độc nguy hiểm nhất. Nhiệm vụ của ngài là đấu tranh chống lại điều đó. Ngài thành lập Đạo binh Vô nhiễm (Militia of the Immaculata), mục đích là chống lại ma quỷ bằng đời sống tốt lành, cầu nguyện, làm việc và chịu đau khổ. Ngài cũng đã ấn hành tạp chí Hiệp sĩ Vô nhiễm (Knight of the Immaculata), một tờ báo tôn giáo nhờ sự bảo trợ của Mẹ Maria để rao truyền Tin Mừng khắp các quốc gia. Ngài thành lập Thành phố Vô nhiễm (City of the Immaculata) – Niepokalanow – gồm 700 tu sĩ Phanxicô. Sau đó ngài thành lập một nhà khác ở Nagasaki, Nhật. Cả Đạo binh và Tạp chí đều đạt mức 1 triệu thành viên và ấn bản. Tình yêu ngài dành cho Chúa qua lòng sùng kính Đức Mẹ.

Năm 1939, Đức quốc xã xuất hiện khắp Ba Lan. Niepokalanow bị đánh bom. Thánh Kolbe và các tu sĩ bị bắt, rồi được thả sau 3 tháng, nhằm ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm. Năm 1941, ngài lại bị bắt. Mục đích của Đức quốc xã là triệt tiêu những người đã chọn lựa, những nhà lãnh đạo.

Một tù nhân bỏ trốn. Viên cai tù ra lệnh 10 người khác phải chết thay. Hắn chọn: “Thằng này. Thằng này”. Tử tù mang số 16670 tiến lên: “Tôi xin thay người này. Anh ta còn có vợ con”. Cai tù hỏi: “Mày là thằng nào?”. Thánh Kolbe nói: “Tôi là linh mục”. Tên cai tù đá trung sĩ Phanxicô Gajowniczek ra khỏi hàng và ra lệnh cho LM Kolbe đứng vào chỗ thứ 9. Các tử tù bị lột trần và bị bỏ đói cho chết dần chết mòn. Không một tiếng than thở, la hét, nhưng họ hát vang. Vào chiều lễ vọng Mẹ Mông Triệu, có 4 người còn sống. LM Kolbe đang cầu nguyện ở góc phòng. Tên cai tù đến chích cho ngài một mũi axít carbolic. Họ đốt xác ngài cùng với các tử tù khác. LM Kolbe được giáo hội phong chân phước năm 1971 và được phong thánh năm 1982.

15. Mộng triệu (Mẹ lên trời)

Ngày 1-11-1950, ĐGH Piô XII tuyên bố việc Đức Mẹ lên trời là tín điều: “Giáo hội xác quyết đây là tín điều về Mẹ Thiên Chúa, Đức Trinh Nữ Maria, đã hoàn tất hành trình trần gian, hồn xác MMẹ được hưởng vinh quang thiên quốc”.

Chúng ta tìm thấy những bài giảng về Đức Mẹ lên trời từ thế kỷ VI. Các thế kỷ sau, Giáo hội Đông phương đã kiên quyết với tín điều này, nhưng một số tác giả Tây phương vẫn do dự. Tuy nhiên, hồi thế kỷ XIII đã có sự đồng thuận toàn cầu.

Kinh thánh không nói về việc Mẹ về trời. Tuy nhiên, sách Khải huyền chương 12 có nói về một phụ nữ chiến đấu giữa điều thiện và điều ác. Nhiều người coi phụ nữ này là người của Thiên Chúa. Vì Đức Mẹ là hiện thân của cả Cựu ước và Tân ước, việc Mẹ về trời có thể coi là một minh họa về chiến thắng của phụ nữ này. Vả lại, trong thư 1 Corintô 15:20, thánh Phaolô nói về sự phục sinh của Chúa Kitô là hoa trái đầu mùa của những người còn ngủ mê.

Đức Mẹ kết hợp mật thiết với các mầu nhiệm trong cuộc đời Chúa Giêsu, thì không lạ gì khi Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt Giáo hội tin vào việc đồng hưởng vinh quang của Thiên Chúa. Mẹ gần gũi với Chúa Giêsu trên thế gian, chắc hẳn Mẹ phải gần gũi với Ngài trên trời cả hồn và xác.

16. Thánh Stêphanô Hungary (975-1038)

Lúc 10 tuổi ngài được rửa tội cùng với người cha, trưởng nhóm người Magyars – nhóm người di cư tới vùng sông Danube hồi thế kỷ IX. Lúc 20 tuổi, ngài kết hôn với Gisela, em gái hoàng đế và là thánh Henry. Khi kế vị cha, ngài ấp ủ việc Kitô hóa đất nước vì lý do chính trị và tôn giáo. Ngài kiềm chế những cuộc nổi loạn của người ngoại giáo và liên kết những người Magyars thành một nhóm hùng mạnh. Ngài tới Rôma để tổ chức hàng giáo sĩ và cũng xin giáo hoàng ban tước vua cho ngài. Ngài được trao vương miện vào lễ Giáng sinh năm 1001.

Ngài thiết lập hệ thống thuế thập phân (tithes) để nâng đỡ giáo hội và các mục tử, đồng thời làm khuây khỏa dân nghèo. Mỗi thành phố trong 10 thành phố đầu phải xây nhà thờ và hỗ trợ các linh mục. Ngài bãi bỏ các tập tục của dân ngoại bằng cách nào đó, ra lệnh cho mọi người kết hôn, trừ giáo sĩ và tu sĩ. Ngài sống thân thiện với mọi người, đặc biệt là người nghèo.

Năm 1031, con trai ngài là Emeric chết, ngài luôn băn khoăn về việc tìm người kế vị. Các cháu của ngài đã tìm cách thủ tiêu ngài. Ngài qua đời năm 1038 và được phong thánh cùng con trai năm 1083.

17. Thánh Joan Thánh giá, Nữ tu (1666-1736)

Cuộc gặp gỡ một bà cụ nghèo khổ đã giúp thánh Joan dành cả đời mình cho người nghèo. Đối với thánh nữ, là một thương gia chú trọng thành công về tiền bạc, thì đó là một bước ngoặt quan trọng.

Sinh năm 1666 tại Anjou, Pháp, thánh Joan hành nghề kinh doanh rất sớm với một cửa tiệm nhỏ của gia đình ở gần một đền thờ. Sau khi cha mẹ mất, bà quản lý cửa tiệm. Bà mau chóng “được” mọi người biết về tính tham lam và vô cảm của bà đối với những người ăn xin.

Joan được đánh động bởi một bà cụ xa lạ, bà cụ này yêu cầu Joan nên sống thân thiết với Chúa. Joan có bản chất tốt nên đã trở thành một con người mới. Bà bắt đầu cham sóc trẻ em cơ nhỡ, người nghèo, người bệnh và người già nua, những người đến nhờ bà giúp đỡ. Một thời gian sau, bà bỏ kinh doanh để có thể dành cả thời gian làm việc thiện và ăn năn đền tội.

Cuối cùng bà đã lập Dòng Thánh Anna Chúa Quan phòng (Congregation of St. Anne of Providence). Lúc đó bà lấy tên dòng là Joan Thánh giá. Bà qua đời năm 1736, đến lúc này bà đã thành lập được 12 tu viện, nhà tế bần và trường học. Bà được ĐGH Piô XII phong chân phước ngày 5-11-1947, và được. Bà được Chân phước Gioan-Phaolô II phong thánh ngày 31-10-1982.

18. Thánh Jane Frances Chantal, Nữ tu (1562-1641)

Jane Frances là vợ, là mẹ, là nữ tu và sáng lập dòng. Bà mồ côi mẹ khi mới được 18 tháng tuổi. Cha bà là nghị sĩ trưởng ở Dijon, Pháp, có ảnh hưởng nhiều tới việc giáo dục cô con gái Jane Frances. Bà phát triển thành một phụ nữ đẹp, khéo léo, hoạt bát và vui vẻ. Lúc 21 tuổi, bà kết hôn với nam tước Chantal, rồi sinh 6 đứa con, nhưng 3 đứa chết từ nhỏ. Sống trong lâu đài sang trọng nhưng bà vẫn giữ thói quen đi lễ hàng ngày, và làm nhiều việc bác ái. Sau 7 năm kết hôn, chồng bà bị giết chết, bà thu mình trong vỏ ốc ưu sầu 4 tháng tại nhà mình. Cha chồng dọa không cho các con bà thừa hưởng thừa kế nếu bà không trở về nhà chồng. Lúc đó cha chồng bà đã 75 tuổi nhưng vẫn tự phụ, hung dữ và phung phí. Bà vãn vui vẻ dù cha chồng là người ngược ngạo.

Lúc 32 tuổi, bà gặp thánh giám mục Phanxicô Salê, người linh hướng cho bà. Bà muốn đi tu nhưng thánh Phanxicô Salê thuyết phục bà trì hoãn ý định đó. Bà thề không tái hôn và vâng lời cha linh hướng.

Sau 3 năm, thánh Phanxicô Salê cho bà biết về kế hoạch của ngài là thành lập một dòng nữ. Dòng này chuyên chăm thực hành các nhân đức của Đức Mẹ khi thăm viếng thánh Êlidabét, do đó dòng có tên là Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng, sống khiêm nhường và hiền lành, theo tu luật của thánh Augustinô.

Thánh Phanxicô Salê viết một cuốn sách nổi tiếng cho dòng này là cuốn Treatise on the Love of God (Luận thuyết về Tình yêu Thiên Chúa). Khi lập dòng chỉ có 3 nữ tu, thánh Jane Frances lúc đó 45 tuổi. Bà chịu đựng nhiều điều mất mát: Thánh Phanxicô Salê qua đời, con trai bà bị giết chết, đại dịch hoành hành nước Pháp, con dâu và con rể bà cũng qua đời. Bà động viên chính quyền địa phương nỗ lực vì các nạn nhân bị dịch bệnh và bà phân phát tài sản của nhà dòng cho những người bệnh.

Có những lúc bà đã phải chịu đựng về tinh thần: đau khổ nội tâm và khô khan tâm linh. Bà qua đời khi đang đi thăm các nhà dòng thuộc hội dòng của bà.

19. Thánh Gioan Eudes, Linh mục (1601-1680)

Ngài sinh tại một nông trại ở miền Bắc nước Pháp. Thời đó ngài là một tu sĩ, một nhà truyền giáo, người sáng lập 2 cộng đoàn tu sĩ và là người thúc đẩy lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Maria (Trái tim Vẹn sạch Đức Mẹ).

Ngài vào Dòng Hùng Biện (*) và thụ phong linh mục lúc 24 tuổi. Trong những năm đại dịch, từ 1627 tới 1631, ngài tình nguyện chăm sóc những người nhiễm bệnh trong giáo phận.

Lúc 32 tuổi, ngài trở thành nhà truyền giáo. Ngài có biệt tài giảng thuyết và giải tội. Ngài giảng thuyết ở hơn 100 giáo xứ truyền giáo, có những nơi ngài giảng trong vài tuần hoặc vài tháng.

Ngài quan tâm việc thay đổi tâm linh giáo sĩ, ngài thấy rằng đó là nhu cầu lớn nhất đối với các chủng viện. Ngài được phép của Bề trên tổng quyền, Giám mục và Hồng y Richelieu để bắt đầu công việc này, nhưng Bề trên tổng quyền kế vị lại không chấp thuận. Sau khi cầu nguyện và tham khảo ý kiến, ngài quyết định rời khỏi tu viện. Cùng năm đó, ngài thành lập một dòng mới gọi là Dòng Eudists (Dòng Chúa Giêsu và Đức Mẹ – Congregation of Jesus and Mary), chuyên đào tạo giáo sĩ bằng việc linh hướng các chủng viện. Việc này được các giám mục đồng thuận, nhưng cũng gặp đối lập ngay, nhất là từ phía tà thuyết Gian-sen (*) và một số bạn đồng liêu cũ. Ngài mở vài chủng viện ở Normandy, nhưng không được Rôma phê chuẩn (một phần vì ngài không khéo léo trong giao tế).

Trong việc truyền giáo, ngài bị quấy nhiễu bởi gái làng chơi, do họ muốn thoát cảnh sống khốn khổ. Các nhà mở tạm thời được thành lập nhưng sắp xếp không được ổn thỏa. Một người tên Madeleine Lamy, chăm lo cho một số phụ nữ, đã nói với ngài: “Ngài đi đâu bây giờ? Thiết nghĩ ngài hãy tới một nhà thờ nào đó mà ngài thấy trong hình và nghĩ mình sùng đạo. Điều luôn cần ở ngài là mở một nhà cho những sinh vật khốn khổ này”. Những lời đó đã đánh động ngài. Thế là một cộng đoàn tu mới được thành lập, đó là Dòng Tiểu muội Bác ái Trú ẩn (Sisters of Charity of the Refuge).

Có thể ngài được biết nhiều do các chủ đề trong các tác phẩm của ngài: Chúa Giêsu là nguồn sự thánh thiện, Mẹ Maria là mẫu gương đời sống Kitô giáo. Ngài rất sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Maria, ĐGH Piô XI tôn vinh ngài là tổ phụ của lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ngài qua đời lúc 79 tuổi.

------------------------------

(*) Dòng Hùng Biện (Congregation of the Oratory) do thánh Philip Neri thành lập tại Rôma năm 1575, gồm các cộng đoàn linh mục triều độc lập sống đức vâng lời nhưng không tuyên khấn.

(*) Jansenism: thuyết của Cornelis Jansen, khoảng 1656-1657, dựa trên thuyết tiền định luân lý (moral determinism). Các nguyên tắc thần học của Cornelis Jansen nhấn mạnh sự tiền định, phủ nhận ý chí tự do, cho rằng bản chất con người is không thể tốt lành. Thuyết này bị những người cải cách trong giới giáo sĩ, tu sĩ và học giả Công giáo Âu châu Tây phương phản đối, và bị kết án là tà thuyết. Bị ảnh hưởng các tác phẩm của thánh Augustinô, nhất là sự tấn công của thánh Augustinô đối với thuyết Pelagianism (phủ nhận tội tổ tông) và thuyết ý chí tự do, Jansen theo thuyết của thánh Augustinô về sự tiền định và sự cần thiết của Ơn Chúa, một lập trường bị Công giáo La Mã coi là gần với thuyết của Calvin, đã cấm lưu hành cuốn The Augustinus của ông năm 1642. Sau khi Jansen chết năm 1638, những người theo ông đã lập cơ sở tại tu viện ở Port-Royal, Pháp. Blaise Pascal, một đệ tử trung thành của Jansen, đã bảo vệ các giáo huấn của họ trong Provincial Letters (1656–1657). Năm 1709, vua Louis XIV ra lệnh bãi bỏ tu viện này. Những người theo Jansen bắt đầu lập Giáo hội Jansen năm 1723 và tồn tại tới cuối thế kỷ 20.

20. Thánh Bênađô Clairvaux, Viện phụ, Tiến sĩ Giáo hội (1091-1153)

Thánh Bernard Clairvaux là cố vấn của các giáo hoàng, người giảng thuyết của Thập tự quân Đệ nhị (Second Crusade), người bảo vệ đức tin, người chữa lành ly giáo, người cải cách đời sống đan viện, học giả Kinh thánh, thần học gia và nhà thuyết giảng lưu loát.

Năm 1111, lúc 20 tuổi, ngài vào Dòng Xitô (Citeaux). Năm anh em ngài, hai người thúc bá và khoảng 30 người bạn trẻ đều theo ngài đi tu. Trong 4 năm, cộng đoàn đang suy yếu đã hồi phục nhanh đến nỗi mở thêm tu viện mới ở thung lũng Wormwoods gần đó, và ngài là Viện phụ. Thung lũng này được đổi tên thành Clairvaux – nghĩa là thung lũng ánh sáng.

Ngài qua đời ngày 20-8-1153.

21. Thánh Piô X, Giáo hoàng (1835-1914)

Có lẽ ĐGH Piô X được nhớ đến nhiều nhất vì ngài khuyến khích rước lễ thường xuyên, nhất là đối với trẻ em.

Là con thứ hai trong 10 anh chị em trong một gia đình người Ý nghèo, Giuse Sarto trở thành ĐGH Piô X lúc 68 tuổi, một trong các vị giáo hoàng vĩ đại nhất thế kỷ XX.

Ngài biết phận mình nên ngài nói: “Tôi sinh ra nghèo hèn, tôi sống nghèo hèn, tôi sẽ chết nghèo hèn”. Ngài lúng túng vì một số nghi thức long trọng đăng quang giáo hoàng. Ngài nói trong nước mắt với các bạn già: “Nhìn kìa! Người ta cho tôi mặc đẹp biết bao!”. Ngài nói với người khác: “Phải chấp nhận như thế là việc đền tội. Họ dẫn tôi đi với lính tráng vây quanh như Chúa Giêsu khi Ngài bị bắt trong vườn Gếtsimani vậy”.

Quan tâm tới chính trị, ngài khuyến khích người Công giáo Ý quan tâm tới chính trị hơn. Một trong các hành động trong triều đại giáo hoàng của ngài là chấm dứt quyền được coi là của chính phủ can thiệp vào việc bầu giáo hoàng – một động thái làm giảm tự do của mật viện.

Năm 1905, khi Pháp từ bỏ thỏa hiệp với Tòa thánh và đe dọa tịch biên tài sản giáo hội nếu chính phủ không có quyền kiểm soát giáo hội, ngài vẫn thẳng thừng từ chối yêu cầu vô lối của Pháp.

Dù không có những tông thư nổi tiếng như những vị tiền nhiệm, ngài vẫn tố cáo những cách cư xử tồi tệ với những người Ấn tại các đồn điền ở Peru, ngài còn gởi phái đoàn cứu trợ tới Messina sau khi động đất và cho họ tị nạn bằng chính tiền riêng của ngài.

Dịp kỷ niệm năm thứ 11 trên cương vị giáo hoàng của ngài, Âu châu chìm trong thế chiến I. Ngài đã biết trước điều đó. Ngài nói: “Đây là nỗi đau khổ cuối cùng mà Chúa sẽ đến thăm tôi. Tôi vui mừng dâng Chúa sự sống của tôi để cứu các trẻ em nghèo trong tai họa khủng khiếp này”. Ngài qua đời sau khi thế chiến xảy ra được vài tuần.

22. Đức Maria Trinh vương

ĐGH Piô XII thiết lập lễ này năm 1954. Nhưng lễ Đức Maria Trinh vương có nguồn gốc từ Kinh thánh. Khi sứ thần Gabriel báo tin Con Mẹ sẽ nhận Vương triều David và cai trị đời đời. Mẹ đi thăm chị Elizabeth, Mẹ được gọi là “Mẹ Thiên Chúa”. Trong mọi bí ẩn cuộc đời Mẹ, Mẹ luôn kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu: Thiên chức Nữ vương là chia sẻ Thiên chức Quốc vương của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nhớ lại trong Cựu ước, mẹ của vua có ảnh hưởng nhiều trong việc triều chính.

Thế kỷ IV, thánh Ephrem gọi Đức Mẹ là “Lệnh Bà” và “Nữ vương”, rồi các Giáo phụ và các Tiến sĩ Giáo hội vẫn tiếp tục dùng danh hiệu này. Các bài thánh ca (hymns) hồi thế kỷ XI và XIII đều tôn xưng Mẹ là Nữ vương: “Kính mừng Nữ vương”, “Kính mừng Nữ hoàng Thiên quốc”, “Nữ vương Thiên đàng”. Chuỗi Mân côi của thánh Đa Minh và triều thiên của thánh Phan Sinh cũng như nhiều lời cầu trong Kinh cầu Đức Bà (Mary’s litany) đều nhắc đến chức Nữ vương.

Lễ này theo sau lễ Đức Mẹ Mông triệu một cách hợp lý và được mừng vào ngày thứ tám sau lễ Mông triệu. Trong tông thư “Nữ hoàng Thiên quốc” (To the Queen of Heaven), ĐGH Piô XII nói rằng Đức Maria xứng đáng nhận danh hiệu này vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ sống kết hợp mật thiết với công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu với cương vị là Eva mới, vì Mẹ hoàn hảo trổi vượt và vì Mẹ có quyền bầu cử cho chúng ta.

23. Thánh Rôsa Lima, Trinh nữ (1586-1617)

Đây là vị thánh tiên khởi của Tân Thế giới. Bà đã bị chống đối hơn là được khâm phục và bắt chước vì bà hành xác quá nhiều.

Bà sinh trưởng trong một gia đình người Tây Ban Nha ở Lima, Peru, lúc mà Nam Mỹ đang lúc được Phúc âm hóa hồi. Bà noi gương thánh Catarina Siena, dù bị cha mẹ và bạn bè chế nhạo.

Các vị thánh luôn có tình yêu vĩ đại dành cho Thiên Chúa đến nỗi có vẻ kỳ lạ đối với chúng ta, thậm chí chúng ta còn coi thường. Vì Rôsa đẹp nên được nhiều người ái mộ và thích nựng, thế nên bà lấy tiêu xoa mặt để mặt bà bị những vết sưng tấy cho xấu đi. Sau đó, bà đeo những khoen bạc trên đầu có những đinh nhọn đâm vào đầu như mạo gai vậy.

Khi cha mẹ bà gặp rắc rối về tài chính, suốt ngày bà lao động ngoài vườn và may vá vào ban đêm. Cha Mẹ muốn bà kết hôn nhưng bà không chịu và bà phải đấu tranh suốt 10 năm. Họ không cho bà đi tu, nhưng bà vẫn tiếp tục đền tội, vào Dòng Ba Đa Minh và khấn giữ mình đồng trinh tại gia. Bà khao khát sống như Chúa Giêsu nên bà dành nhiều thời gian sống cô tịch ngay tại nhà.

Trong vài năm cuối đời, bà dành một phòng để chăm sóc các trẻ em cơ nhỡ, người già và người bệnh. Đây là khởi đầu cho công việc xã hội ở Peru.

Bà có một tình yêu rất mãnh liệt đối với Thiên Chúa, dù bà bị cám dỗ dữ dội và kém sức khỏe. Bà qua đời khi mới 31 tuổi, cả thành phố tuôn ra đường đưa tang bà. Những người khiêng quan tài bà là những đàn ông giỏi giang xuất chúng.

24. Thánh Batôlômêô, Tông đồ

Trong Tân ước, thánh Batôlômêô chỉ được nhắc đến trong danh sách các tông đồ. Một số học giả xác định ngài với Nathanael, một đàn ông người Cana ở Galilê đã được Philipphê nói cho biết về Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã khen ông: “Đây đích thật là một người Ít-ra-en, lòng dạ không có gì gian dối” (Ga 1:47). Khi Nathanael hỏi Chúa Giêsu làm sao biết ông, Chúa Giêsu nói: “Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi” (Ga 1:48). Điều mặc khải lạ lùng là Nathanael tuyên xưng: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en!” (Ga 1:49). Chúa Giêsu nói: “Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa” (Ga 1:50).

Nathanael đã thấy những điều lớn lao hơn. Ngài là một trong các tông đồ được Chúa Giêsu hiện ra trên bờ biển Tibêria sau khi phục sinh (x. Ga 21:1-14). Họ đã đánh cá suốt đêm mà vô ích. Đến sáng, họ thấy một người đứng trên bờ nhưng không ai biết đó là Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu đã bảo họ thả lưới, họ làm theo và đánh được rất nhiều cá. Rồi Gioan nói với Phêrô: “Thầy đấy”.

Khi họ cho thuyền vào bờ, Chúa Giêsu bảo họ nướng cá, và cùng họ dùng bữa. Biết là Thầy rồi nên các ông không dám hỏi xem đó là ai. Thánh Gioan nói đó là lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ.

25. Thánh Louis, Vua nước Pháp (1226-1270)

Khi đăng quang là vua nước Pháp, thánh Louis tuyên thệ sẽ ăn ở xứng đáng một người được xức dầu của Thiên Chúa, là người cha của dân tộc và là vua yêu chuộng hòa bình. Dĩ nhiên các vua khác cũng tuyên thệ như vậy. Nhưng vua Louis khác vì ngài làm nhiệm vụ trong ánh sáng của đức tin. Hai triều đại trước đầy bạo lực, nhưng triều đại của vua Louis lại đầy hòa bình và công lý.

Ngài lên ngôi lúc mới 12 tuổi, sau khi phụ vương ngài băng hà. Mẫu hậu ngài là Blanche Castile đã cai trị nhiếp chính khi ngài còn nhỏ. Năm ngài 19 tuổi, ngài kết hôn với Marguerite Provence (lúc đó phu nhân mới 12 tuổi). Đó là cuộc hôn nhân lâu dài, không gặp thử thách. Họ có 10 người con.

Lúc 30 tuổi, vua Louis cầm Thánh Giá cho một Thập tự quân. Quân đội của ngài chiếm Damietta ở Nile, nhưng không lâu sau, do bị kiết lỵ và yếu sức, ngài bị bắt. Ngài được thả nhờ trả lại thành phố Damietta. Ngài sống ở Syria 4 năm.

Ngài luôn tuân phục Đức Giáo hoàng, nhưng ủng hộ các mối quan tâm của hoàng gia nghịch ý các giáo hoàng và không chấp nhận lời kết án của ĐGH Innocent IV chống lại hoàng đế Frederick II. Ngài tận tâm với mọi người, mở các bệnh viện, thăm viếng bệnh nhân theo gương thánh bổn mạng ngài là thánh Phanxicô, chăm sóc các bệnh nhân phong cùi.

Hàng ngày ngài ăn chung với 13 “vị khách đặc biệt” là những người nghèo, và nhiều người nghèo khác được phục vụ bữa ăn gần hoàng cung. Trong mùa Vọng và mùa Chay, ai đến cũng được ngài cho ăn uống, và đích thân ngài phục vụ họ. Ngài luôn có danh sách những người nghèo khổ, và ngài thường xuyên giúp đỡ họ.

Bị Hồi giáo quấy nhiễu ở Syria, năm 1267 đích thân dẫn quân đi chiến đấu, khi đó ngài 41 tuổi. Thập tự quân của ngài chuyển sang Tunis theo ý người anh em của ngài. Quân đội bị bệnh mất 1/10 chỉ trong vòng 1 tháng, và chính ngài cũng băng hà trên đất khách quê người ở tuổi 44. Sau 27 năm, ngài được phong thánh. Vua Thánh Louis là một trong những thánh bổn mạng của Dòng Ba Phanxicô.

26. Thánh Giuse Calasanz, Linh mục (1556-1648)

Giuse Calasanz sinh tại Aragon, rồi sang Rôma, cũng tại đây ngài qua đời lúc 92 tuổi. Cuộc đời ngài nhiều thăng trầm. Ngài là một linh mục có bằng cấp về giáo luật và thần học, được kính trọng vì sự khôn ngoan và giỏi quản lý. Ngài bỏ mọi sự vì quan tâm giáo dục trẻ em nghèo. ĐGH Clementô VIII hỗ trợ ngài mở trường học, và việc này kéo dài tới thời ĐGH Phaolô V. Các trường khác cũng được mở thêm. Nhiều thanh niên bị thu hút vào công việc này, và năm 1621 cộng đoàn này được công nhận là dòng tu, gọi là Học viện Giáo sĩ hoặc Dòng Piarists – cũng gọi là Dòng Scolopi. Không lâu sau, ngài được bổ nhiệm làm bề trên.

Vì thành kiến, tham vọng chính trị và thủ đoạn khiến cho học viện bị xáo trộn. Một số người không ủng hộ việc dạy trẻ em nghèo, vì giáo dục như vậy khiến những người nghèo không thỏa mãn với nhiệm vụ đối với xã hội! Một số người khác cho rằng một số tu sĩ đã được sai đi để hướng dẫn Galileo (một người bạn của Giuse Calasanz) làm bề trên. Sự phân chia các thành viên thành những nhóm đối lập. Liên tục bị các Ủy ban Tòa thánh kiểm tra, ngài bị giáng chức, còn các tu sĩ Dòng Piarists bị áp bức. Mãi đến sau khi ngài qua đời người ta mới chính thức công nhận nhóm của ngài là một tu viện.

27. Thánh Monica (322?-387)

Thánh Monica bị coi là một người vợ hay cằn nhằn, là con dâu đau khổ và là người mẹ thất vọng, nhưng bà không đầu hàng trước mọi nghịch cảnh. Dù bà là một Kitô hữu, cha mẹ vẫn bắt bà kết hôn với người ngoại giáo tên là Patrixiô, dân thành phố Tagaste ở Bắc Phi. Patrixiô có vài đặc điểm bù lại, nhưng ông rất nóng tính và phóng túng. Monica phải chịu đựng bà mẹ chồng cực kỳ khó tính. Patrixiô phê bình vợ vì tính bác ái và đạo hạnh, nhưng vẫn luôn tôn trọng bà. Lời cầu nguyện và gương lành của Monica đã khiến chồng và mẹ chồng trở lại Công giáo. Patrixiô mất năm 371, sau khi được rửa tội 1 năm.

Thánh Monica có 3 người con. Con cả là Augustinô, người nổi tiếng nhất. Lúc người cha mất, Augustinô 17 tuổi và đang là sinh viên khoa hùng biện ở Carthage. Thánh Monica rất buồn khi biết con trai mình theo tà thuyết Manichean (*) và sống vô luân. Bà không cho Augustinô ăn uống hoặc ngủ trong nhà. Một đêm kia, bà thấy thị kiến chắc chắn Augustinô sẽ trở lại. Từ đó bà luôn theo sát con, cầu nguyện và ăn chay vì con.

Lúc 29 tuổi, Augustinô quyết định đi Rôma để dạy khoa hùng biện. Thánh Monica quyết định đi theo. Một đêm nọ, Augustinô nói với mẹ là sắp đi tạm biệt một người bạn. Nhưng không, Augustinô lại lên tàu đi Rôma. Thánh Monica rất đau khổ khi biết con lừa dối mình, nhưng bà vẫn đi theo. Bà vừa đến Rôma thì biết tin con trai “trời đánh” Augustinô đã đi Milan. Dù việc đi lại khó khăn, thánh Monica vẫn theo con tới Milan.

Tại Milan, Augustinô chịu ảnh hưởng một vị giám mục là thánh Ambrôsiô, đồng thời là linh hướng của thánh Monica. Bà nghe lời khuyên của thánh Ambrôsiô và khiêm nhường từ bỏ mọi sự. Thánh Monica trở thành trưởng nhóm của các phụ nữ đạo đức ở Milan cũng như khi bà ở Tagaste.

Bà tiếp tục cầu nguyện cho Augustinô. Lễ Phục sinh năm 387, thánh Ambrôsiô rửa tội cho Augustinô và vài người bạn của Augustinô. Ngay sau đó, nhóm của Augustinô đi Phi châu. Biết mình không còn sống bao lâu nữa, bà nói với Augustinô: “Con này, không gì trên thế gian này làm mẹ vui. Mẹ không biết có gì còn lại cho mẹ làm hoặc tại sao mẹ lại vẫn ở đây, mọi hy vọng trên thế gian này mẹ đã được mãn nguyện”. Sau đó bà lâm bệnh, và sau 9 ngày bệnh nặng thì bà qua đời. Hầu như những gì chúng ta biết về thánh Monica là nhờ các tác phẩm của thánh Augustinô, đặc biệt là cuốn Tự Thuật (Confessions).

------------------------------

(*) Manichean là thuyết nhị nguyên, có nguồn gốc từ Persia (Ba Tư) hồi thế kỷ thứ III, kết hợp với các yếu tố của Kitô giáo ngộ đạo (Gnostic Christianity), Phật giáo (Buddhism), và Bái hỏa giáo (Zoroastrianism).

28. Thánh Augustinô, Giám mục Tiến sĩ Giáo hội (354-430)

Ngài vào đạo lúc 33 tuổi, làm linh mục lúc 36 tuổi, và làm giám mục lúc 41 tuổi. Ngài là một tội nhân trở thành thánh nhân.

Đó là nhờ nước mắt của người mẹ là thánh Monica, sự hướng dẫn của thánh giám mục Ambrôsiô, và nhất là chính Thiên Chúa đã nói với thánh Augustinô qua Kinh thánh để soi dẫn Augustinô từ tình-yêu-cuộc-sống đến cuộc-sống-tình-yêu.

Trong những năm đầu đời, ngài đắm chìm trong kiêu ngạo và tội lỗi, nhưng ngài đã trở lại và sống thánh thiện, chống lại mọi thủ đoạn của ma quỷ thời ngài – suy đồi về chính trị, xã hội và luân lý. Chính kinh nghiệm đời ngài mà ngài đã để lại cho chúng ta những câu nói bất hủ.

Cũng như tiên tri Giêrêmia và các tiên tri khác, thánh Augustinô cũng không thể im lặng: “Có lần con tự nhủ: ‘Tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa’. Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được!” (Gr 20:9).

29. Thánh Gioan Tẩy giả bị trảm quyết

Thánh Gioan được gọi là Tẩy giả vì ngài đã làm Phép Rửa cho Chúa Giêsu. Ngài là vị ngôn sứ “giao thời” giữa Cựu ước và Tân ước, là ngôn sứ vĩ đại nhất và chịu số phận hẩm hiu như nhiều vị ngôn sứ thời Cựu ước: Bị chống đối và bị giết chết. “Tiếng kêu trong sa mạc” đã không ngại ngùng kết án kẻ tội lỗi, can đảm nói sự thật.

Ngài là nhà cải cách tôn giáo vĩ đại được Thiên Chúa sai đến để chuẩn bị lòng dân cho Đấng Thiên Sai. Sức mạnh duy nhất mà ngài tuyên xưng là Thần Khí của Giavê: “Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và Lửa” (Mt 3:11).

Kinh thánh cho chúng ta biết rằng nhiều người đi theo thánh Gioan để hy vọng, có thể là được tham dự quyền thiên sai nào đó. Ngài không bao giờ cho phép mình tiếp nhận những người này vì vinh danh mình. Ngài biết mình được gọi để chuẩn bị. Thời giờ đã điểm, ngài dẫn các môn đệ tới gặp Chúa Giêsu: “Hôm sau, ông Gioan lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su” (Ga 1:35-37). Chính thánh Gioan Tẩy giả đã chỉ cách đến với Đức Kitô. Cuộc đời và cái chết của ngài là việc hiến dâng cho Thiên Chúa và mọi người. Đời sống giản dị của ngài là cách sống tách khỏi mọi thứ vật chất. Tâm hồn ngài tập trung vào Thiên Chúa và lắng nghe Chúa Thánh Thần nói trong tâm hồn mình. Tin vào hồng ân Thiên Chúa, ngài can đảm kết tội, kêu gọi sám hối và nói về ơn cứu độ.

30. Chân phước Jeanne Jugan (1792-1879)

Chân phước Jeanne Jugan sinh trong một gia đình nghèo ở Brittany, Pháp. Bà phải làm việc vất vả khi còn nhỏ. Mẹ bà là góa phụ nhưng biết dạy con biết giá trị của đức tin. Lúc 16 tuổi, Jeanne đi nấu ăn cho một gia đình nọ, gia đình này hay đưa Jeanne đi thăm người bệnh và người nghèo. Dần dần Jeanne cảm thấy yêu thương người già, nhất là các góa phụ nghèo.

Lúc bà 47 tuổi, vài phụ nữ khác đến ở chung nhà với bà và lập thành cộng đoàn tu trì. Họ cùng nhau cầu nguyện và chọn Jeanne làm bề trên. Họ nâng đỡ nhau trong công việc nhà, lúc rảnh họ dạy giáo lý cho trẻ em và giúp người nghèo theo khả năng. Sau một thời gian, cộng đoàn của bà trở thành Dòng Tiểu muội Người nghèo (Congregation of the Little Sisters of the Poor), chuyên giúp đỡ người già và người nghèo. Dòng có 4 lời khấn: Khó nghèo, Vâng lời, Khiết tịnh và Hiếu khách.

Nữ tu Maria Thánh giá tỏ ra là người có tài và biết tổ chức gây quỹ, nhưng lại ganh tỵ và buộc Jeanne phải từ chức bề trên. Cha linh hướng khuyên bà “sống ẩn dật ở nhà mẹ”. Suốt 27 năm cuối đời, bà sống âm thầm. Bà lặng lẽ giám sát công việc của các thỉnh sinh, những người không hề biết chuyện gì về bà, một nữ tu lớn tuổi luôn yêu thương và động viên họ. Bà còn sống và được ĐGH Lêô XIII phê chuẩn tu luật Dòng Tiểu muội Người nghèo năm 1879. Nhưng mãi 14 năm sau khi bà qua đời, người ta mới biết nữ tu Jeanne Jugan là vị sáng lập Dòng Tiểu muội Người nghèo. Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho bà năm 1982.

31. Các thánh Giuse Arimathêa và Nicôđêmô

Những hành động của hai nhà lãnh đạo Do Thai có thế lực này cho thấy mức độ thu hút của Chúa Giêsu và các giáo huấn Chúa dạy, và cả mức độ nguy hiểm có thể liên lụy tới những ai theo Chúa.

Giuse Arimathêa là một nhà lãnh đạo đáng kính, giàu có, và đã trở nên môn đệ của Chúa Giêsu. Sau khi Chúa Giêsu chết, ông Giuse xin Philatô cho lấy xác Chúa, tẩn liệm rồi an táng. Vì thế, ông Giuse được coi là bổn mạng của những người mai táng. Quan trọng hơn là sự can đảm mà ông chứng tỏ khi xin xác Chúa từ Philatô, dù Chúa Giêsu là một tử tội bị xử tử công khai. Theo một vài truyền thuyết, ông Giuse đã bị phạt và bị tù vì hành động liều lĩnh đó.

Nicodemô là người Pharisêu và, cũng như Giuse Arimathêa, là nhân vật quan trọng của Do Thái hồi thế kỷ I. Chúng ta biết rất ít về ông Nicodemô. Chúng ta chỉ biết qua Phúc âm của thánh Gioan: Nicodemô đã bí mật đến gặp Chúa Giêsu vào ban đêm để hiểu rõ hơn về các giáo huấn của Ngài về Nước Trời. Sau đó, Nicodemô mạnh dạn nói về Chúa Giêsu khi Ngài bị bắt và đã giúp an táng Chúa Giêsu.

Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU

(Chuyển ngữ từ BeliefNet.com, Saints.sqpn.com, AmericanCatholic.org, Catholic.org)