CÁC ĐƯỜNG LỐI TRUYỀN GIÁO (P.14)
ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN |
1. Ý niệm về Đối Thoại Liên Tôn |
Từ “đối thoại” diễn tả một thực tại quan trọng được nâng cấp bởi Giáo Hội từ công đồng Vaticanô II. Từ này có thể được hiểu trong ba cách: |
- Trước hết, ở lãnh vực nhân bản thuần túy, là một thông tin liên lạc qua lại dẫn đến một mục đích chung, hay ở lãnh vực sâu xa hơn, là một sự hiệp thông giữa con người với nhau. |
- Thứ đến, đối thoại có thể được sử dụng như một thái độ tôn trọng và thân tình làm thấm nhuần tất cả những hoạt động xây dựng sứ mệnh Loan Báo Tin Mừng của Giáo Hội. Đúng ra, nó được gọi là “tinh thần đối thoại”. |
- Sau cùng, trong văn mạch của nhiều tôn giáo, từ này có nghĩa là “tất cả những sự liên quan tích cực và xây dựng giữa các tôn giáo đối với cá nhân và cộng đồng tín hữu hướng tới sự hiểu biết lẫn nhau và làm giầu cho nhau, trong việc tuân theo chân lý và tôn trọng tự do. Nó bao hàm cả việc làm chứng và thăm dò niềm tin của những tôn giáo đáng kính [DP 9]. Đối Thoại Liên Tôn khác với Đối Thoại Đại Kết, là phong trào nhằm tái tạo sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu…và những người tham gia Đại Kết cùng tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và Đức Giêsu là Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ [UR1][1] |
2. Đối Thoại Liên Tôn là thừa nhận các giá trị tinh thần và luân lý nơi các tôn giáo ngoài Kitô Giáo |
Đối Thoại Liên Tôn diễn ra giữa những người tin (các cá nhân và các cộng đoàn) của các tôn giáo khác nhau. Như vậy, không phải là Đối Thoại Đại Kết cũng không phải là Đối Thoại Hội Nhập Văn Hóa hay sự gặp gỡ những người vô thần. Vì vậy, chúng ta đề cập tới việc Đối Thoại với Do Thái Giáo, Hồi Giáo, các tôn giáo Á Châu (Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Thần Đạo, Lão Giáo…) và các tôn giáo nguyên thủy. Trong đối thoại này, điều cần thiết là thừa nhận cách rõ ràng “gía trị tinh thần và luân lý của các tôn giáo không thuộc Kitô Giáo” (ES 108). Trong trường hợp của tôn giáo Do Thái, đối thoại dựa vào mặc khải Tin Mừng (NAE 2-4). |
Do bởi sự di chuyển và phương tiện truyền thông hiện đại và cũng do bởi sự giao lưu văn hóa, ngày nay tất cả các cộng đoàn Kitô hữu đang khẩn cấp trước nhu cầu loan báo Tin Mừng cho những người vẫn còn chưa tin vào Chúa Kitô. Vì thế, chúng ta phải tuyên bố rằng “đó là hy vọng của chúng ta (Kitô giáo) sẽ được thừa nhận bởi tất cả những người tìm kiếm Thiên Chúa và thờ phượng Ngài” (ES 104). Thái độ đầu tiên của Đối Thoại Liên Tôn là tôn trọng những giá trị của tất cả các tôn giáo, tôn trọng ý thức của mọi người tín hữu và trên tất cả là tôn trọng các giai đoạn lịch sử của các tôn giáo và sự tự do chấp nhận ân huệ đức tin. Trong quá trình này, tất cả những giá trị đích thực của các niềm tin phải được bảo vệ. Kitô giáo là quyền lực duy nhất (mà Chúa Kitô đã sống lại và đang hiện diện) có thể làm cho những giá trị này ra khỏi sự chỉ trích dữ dội của một quá trình tục hóa đang thâm nhập tất cả các tôn giáo ngày hôm nay. |
Với những giả định trước về sự tôn trọng các tôn giáo và đồng thời với sự đánh giá đức tin riêng của mỗi người, Đối Thoại Liên Tôn sẽ có kết quả tốt hơn. Có thể đối thoại được khi con người nhận ra rằng nhân loại đến từ Thiên Chúa và tất cả nhân loại đang tìm kiếm Thiên Chúa. Cảm nghiệm về một Thiên Chúa hiện hữu trong mọi tôn giáo, liên hệ đến một Thiên Chúa, Cha của mọi người. “Giáo Hội Công Giáo không từ chối những gì đích thực và thánh thiện nơi những tôn giáo này. Giáo Hội dành một sự kính trọng lớn lao cho những phong tục của đời sống, những luật lệ và học thuyết, tuy dù có khác nhau trong cách thức với những giáo huấn của Giáo Hội, nhưng luôn phản chiếu tia sáng của chân lý soi đường dẫn lối cho tất cả mọi người. Dù Giáo Hội công bố và có bổn phận phải công bố mà không lầm rằng Đức Kitô là đường đi, là sự thật và là sự sống (Ga 1,6). Trong Người, Thiên Chúa đã hòa giải tất cả mọi sự…” (NAE 2)[2] |
3. Những lý do để đối thoại Liên Tôn |
Công đồng, trong việc thăng tiến Đối Thoại Liên Tôn, đã qui chiếu về việc hợp nhất nhân loại và “nhiệm vụ của Giáo Hội là thăng tiến sự hiệp nhất và bác ái” (NA 1). Việc này đã đặt đối thoại vào địa vị vững chắc trong thần học. Việc hợp nhất gia đình nhân loại được hiểu không những theo nghĩa sinh học, nhưng còn trong nghĩa thần học: hiệp nhất trong nguồn gốc là hiệp nhất trong cùng đích tối hậu, hiệp nhất trong ơn cứu độ đã được mang đến từ Đức Giêsu, Đấng cứu độ duy nhất của loài người. |
Các tôn giáo và các nền văn hóa của nhân loại không còn xa lạ với kế hoạch này. Trong chúng và nhất là “trong cách sống và hướng dẫn”, trong “lời giáo huấn và học thuyết của họ” đều soi sáng chúng, mặc dầu có điểm khác với Giáo Hội, nhưng ở đó có thể là những phản ánh của “chân lý soi sáng tất cả” (NAE 2). Những “chân lý tinh thần và luân lý và những giá trị văn hóa xã hội đã được tìm thấy ở giữa những giáo hội ngoài Kitô giáo” phải được “bảo tồn, khích lệ và làm cho phát triển”. Tuy nhiên, đối thoại không miễn trừ cho việc phải công bố Tin Mừng Đức Giêsu Kitô hoặc miễn trừ cho việc làm chứng cho đức tin của mình (NAE 2.4). |
Những lý do để đối thoại còn đòi hỏi một lý do thâm sâu hơn, như là một hiệu quả của việc tiếp xúc với các tôn giáo khác và tích cực hướng đến khả năng cứu rỗi đã được cống hiến cho nhân loại. Vì thế Redemptoris Missio nói rằng: “Thánh Thần ban tặng cho con người ánh sáng và sức mạnh để trả lời cho ơn gọi của mình, qua Thánh Thần, con người có thể chiêm ngắm qua đức tin và cảm nghiệm kế hoạch mầu nhiệm của Thiên Chúa; Thực thế, chúng ta phải nắm vững điều này, Thánh Thần có thể làm mọi sự cho tất cả những ai liên hệ với Ngài trong cách thế của Thiên Chúa, với mầu nhiệm Phục Sinh…sự hiện diện và hoạt động của Thánh Thần chạm đến không những cá nhân nhưng còn chạm đến lịch sử, dân tộc, văn hóa và tôn giáo nữa (RM 28). |
Những hiệu quả của ân sủng trong một số cách thực hành qua hạt giống Lời Chúa trong tâm trí con người, nhưng cũng còn ở trong các nghi lễ và tập quán của dân tộc và tôn giáo nưã (DP 16-17). Tuy nhiên, điều cần thiết là phải giữ lại những sự khác biệt không được thay đổi, liên quan đến những truyền thống riêng và chúng được thể hiện như thế nào trong lịch sử, trong những khiếm khuyết, trong những giới hạn và trong các sai lầm của chúng. Trong kế hoạch cứu độ duy nhất, đã được Thiên Chúa ban tặng cho toàn thể nhân loại, Giáo Hội là Bí Tích cứu độ phổ quát ngay cả với những tín hữu của các tôn giáo khác. Trong cuộc lữ hành chung của nhân loại, Giáo Hội là động cơ thúc đẩy, dấu chỉ và dụng cụ thúc giục mọi người tiến tới mục đích mà mọi người đã được dành để và tìm kiếm. Vì thế, Giáo Hội có vai trò và bổn phận đối với tất cả mọi người, với các phong trào và các tôn giáo (RM 20). |
Đối với Giáo Hội, đối thoại là một phương tiện thực hiện đúng đường lối Thiên Chúa nói với nhân loại: “Mặc khải, là một mối liên lạc siêu nhiên mà chính Thiên Chúa đã chọn để nối kết nhân loại, có thể được diễn tả bằng đối thoại, qua việc đối thoại Lời của Thiên Chúa nói qua mầu nhiệm Nhập Thể và rồi qua Tin Mừng…Lịch sử cứu rỗi là một bản tường thuật của một cuộc đối thoại trường tồn và sung mãn mà Thiên Chúa đã sáng kiến và áp dụng cho con người” (ES 41). Đối thoại là một phương thế cộng tác vào hoạt động cứu rỗi con người và cộng đoàn nhân loại trong cuộc lữ hành trên dương thế. |
Đối thoại là sự diễn tả đức bác ái đối với con người. Đức ái là sự chia sẻ trong tình thương yêu của Chúa Ba Ngôi, nó là sứ vụ nền tảng của Đức Kitô và là động lực hướng dẫn việc truyền giáo. “Những tiêu chuẩn độc nhất để phán đoán cái gì nên làm hoặc không nên làm, cái gì được thay đổi và cái gì không được thay đổi” (RM 60). |
Những động lực của đức tin về việc đối thoại cũng là sự củng cố những lãnh vực thuộc về con người. Con người cần đối thoại, sự kính trọng và sự thách đố để làm cho nó lớn lên. Cùng sống với nhau như là một con người đòi hỏi sự đối chất và hợp tác. Đối thoại không thể tách ra khỏi nhu cầu tìm kiếm chân lý, tự do và công bình. |
Các tôn giáo có một vai trò và một bổn phận quan trọng trong việc thăng cấp đối thoại. Với các tín hữu, Đối thoại có thể trở nên “phương pháp và những phương tiện giúp hiểu biết lẫn nhau và làm giàu cho nhau” (RM 55), để làm chứng cho một ai đó và cho những giá trị tinh thần nào đó. Và “ giúp nhau sống để xây dựng một xã hội công bình và huynh đệ hơn.” (RM 57)[3] |
4. Quá trình Đối Thoại Liên Tôn của Giáo Hội |
Ý tưởng đối thoại nảy sinh từ “những thay đổi nhanh chóng trong thế giới và sự am hiểu sâu xa hơn về mầu nhiệm Giáo Hội như một bí tích cứu độ phổ quát.” (DM 2; 21). Những mối bang giao quốc tế, việc làm tăng sự tùy thuộc nhau trong mọi lãnh vực của đời sống con người, nhu cầu tìm kiếm hòa bình và thực tại của nhiều tôn giáo, đã làm cho những mối tương quan đối thoại trở nên cấp bách hơn vào lúc này. Kinh nghiệm của một số nhà truyền giáo đã mở ra những bước tiến mới, nói chung, đã làm cho nhiều dân tộc cảm thấy một nhu cầu cần liên hệ với những người theo các tôn giáo khác trong những cách thế mới mẻ, để như là làm cho Giáo Hội hiện diện và mang một ý nghĩa ở giữa họ. |
Một sự hiểu biết sâu xa hơn về Giáo Hội như một bí tích cứu độ phổ quát đã là nòng cốt cho tư tưởng của công đồng Vaticanô II và đã làm nảy sinh những thái độ mới đối với các giáo hội Kitô giáo, với các tôn giáo và thế giới. Trong thông điệp Ecclesiam suam của Đức Phaolô VI (ES 34-68) có thể được coi như một chương về đối thoại. Hiến chế Gaudium et Spes và Lumen Gentium và tuyên ngôn Nostra Aetate đã thừa nhận phương pháp đối thoại trong thần học và thực hành của Giáo Hội. Đặc biệt tuyên ngôn Nostra Aetate đã mang đến những ý tưởng mới trong ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội. Công đồng đã làm nổi dậy rất nhiều sáng kiến truyền giáo mới. Đức Phaolô VI Và Gioan Phaolô II đã tóm tắt vai trò của các hoạt náo viên và những hướng dẫn viên trong tiến trình đối thoại tôn giáo bằng những cử chỉ ngôn sứ và giáo huấn của các ngài. |
- Năm 1964, Đức Phaolô VI đã gặp các nhà lãnh đạo Do thái và Hồi Giáo ở Đất Thánh. |
- Ở Bombay ngài đã gặp các vị đại diện của các tôn giáo Ấn Độ. Ngài nói rằng tất cả phải được coi như “những cuộc hành hương trên con đường tìm kiếm Thiên Chúa”. Những sáng kiến đầy ý nghĩa của Đức Gioan Phaolô II đã là địa chỉ cho những người Hồi Giáo trẻ ở Casablanca (19/08/1985). |
Văn phòng cho những người ngoài Kitô giáo, được thiết lập vào lễ Hiện Xuống 1964 do Đức Phaolô VI và năm 1988 được đổi thành Hội Đồng Giáo Hoàng về đối thoại liên tôn là bộ phận trung tâm của Giáo Hội về sự cổ động và hợp tác của những sáng kiến cho vấn đề đối thoại. Hai tài liệu, một được xuất bản vào lễ Hiện Xuống 1984 và 1991, đã có một vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ ý niệm về đối thoại, tài liệu trước nói về sứ vụ toàn cầu của Giáo Hội, tài liệu sau xác định mối tương quan giữa đối thoại và Loan Báo Tin Mừng. |
Các Hội Nghị Giám Mục khác, nhất là Hội Nghị Liên Hiệp Các Giám Mục Á Châu với một học viện về liên tôn (BIRA) đã đưa ra đường lối trong việc trong sạch hóa Giáo hội (conscienlizing) đến nhu cầu để đối thoại. Điều này đã được thực hiện qua việc cung cấp những nền tảng thần học đầy đủ như những hướng dẫn mục vụ; Các trung tâm đối thoại khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều giáo trình và sách báo tạo nguồn hứng khởi.[4] |
5. Đối Thoại Liên Tôn là một phần chính yếu trong sứ mệnh Loan Báo Tin Mừng |
Trong tông thư “Tertio Millennio Adveniente”: Thiên niên kỷ sắp tới đúng là một cơ hội tốt để đẩy mạnh cuộc đối thoại giữa các tôn giáo và để tổ chức các cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn trên thế giới. |
Những nguyên tắc hướng dẫn việc quan hệ tích cực đã được nêu ra trong tuyên ngôn công đồng “Nostrae aetate” (28.10.1965): Đứng trên quan điểm Kitô giáo, đối thoại liên tôn giáo không phải chỉ là một cách để giúp các bên biết nhau và làm giàu cho nhau, nhưng còn là một phần trong chính sứ mạng Phúc Âm Hóa của Giáo Hội, là một cách thực hiện sứ mạng “đến với lương dân”. |
Khi tham gia đối thoại liên tôn giáo, các Kitô hữu xác tín rằng chỉ có Đức Kitô mới đem lại ơn cứu độ trọn vẹn và cộng đồng Giáo Hội mà họ đang tham gia là một phương thế thông thường để được ơn cứu độ. |
Đức Gioan Phaolô II viết cho LHHĐGM Á Châu: “Dù Giáo Hội vui sướng nhìn nhận bất cứ điều gì chân thật và thánh thiện trong các truyền thống tôn giáo của Phật Giáo, Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo đều là phản ảnh sự thật đang khai sáng mọi người, nhưng như thế không có nghĩa là Giáo Hội phải bớt đi nhiệm vụ và quyết tâm của mình, tức là tuyên bố một cách dứt khoát Đức Giêsu Kitô là “Đường Đi, Sự Thật và Sự Sống”…Thật ra các tín đồ các tôn giáo khác vẫn có thể nhận đưọc ơn Chúa và được Đức Kitô cứu độ ngoài phương thế thông thường mà Ngài đã lập ra, điều ấy không loại bỏ việc họ được kêu gọi đến nhận lãnh đức tin và Phép Rửa như Chúa hằng mong muốn cho hết mọi người” (EA 31). |
6. Đối Thoại Liên Tôn không mâu thuẫn với sứ vụ “đến với muôn dân” |
Đối Thoại Liên Tôn là một thành phần trong sứ mạng Loan Báo Tin Mừng của Giáo Hội và việc đối thoại này không mâu thuẫn với sứ vụ đối với muôn dân, ngược lại còn có liên hệ đặc biệt và diễn tả sứ vụ ấy. |
Hai vấn đề này liên quan mật thiết với nhau, nhưng đồng thời lại khác biệt nhau, vì thế không được lẫn lộn, không được lợi dụng, không được coi chúng ngang hàng với nhau như có thể luân chuyển cho nhau. |
Việc đối thoại phải được hướng dẫn và thực hiện trong niềm xác tín rằng Giáo Hội là con đường thông thường đưa đến Ơn Cứu Độ và chỉ mình Giáo Hội có đầy đủ những phương thế đưa tới Ơn Cứu Độ (EA 31). |
7. Một số nguyên tắc cho việc Đối Thoại Liên Tôn |
Việc đối thoại không phải là kết quả của một chiến lược hay một lợi ích, nhưng đó là một hoạt động có những động lực, những đòi hỏi và giá trị riêng: |
|
|
|
|
8. Những phương thế cần thiết cho việc Đối Thoại Liên Tôn |
|
|
|
|
|
|
9. Những con đường đưa đến Đối Thoại Liên Tôn |
Để hoàn thành cuộc đối thoại này, các tín hữu phải hội nhập vào những nhóm khác nhau, nhất là trong lãnh vực văn hóa và xã hội mà niềm tin tôn giáo nổi bật lên. “Giống như Đức Kitô thâm nhập vào các tâm hồn của con người bằng một cuộc đối thoại thực sự như con người, dẫn đưa họ tới ánh sáng thần linh, cũng vậy, được đổ tràn Thần Khí của Đức Kitô, các môn đệ đã tìm hiểu và trò truyện với những người mà các môn đệ chung sống. Qua sự đối thoại chân thành và kiên nhẫn, những người này có thể học biết sự phong phú mà một Thiên Chúa rộng lượng đã ban phát cho mọi dân tộc. Đồng thời họ phải nỗ lực làm tỏa sáng sự phong phú này với ánh sáng của Tin Mừng, để họ được tự do và một lần nữa đặt họ dưới quyền thống trị của Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế” (AG 11). |
Những cuộc hội thảo về Đối Thoại Liên Tôn vừa tự phát vừa hoạch định. Nó luôn luôn là một vấn đề của việc nhận biết và làm cho vị thế tôn giáo của mỗi người hay nhóm được nhận biết một cách khách quan. Đôi khi đó là sự kiện cùng sống với nhau trong sự hòa hợp mà nó trở nên [mà hầu như họ không thấy được điều đó] một cuộc đối thoại liên tục, trong đó mỗi người làm cho sự thúc đẩy tôn giáo của mình được thể hiện qua đời sống Kitô hữu. |
Trong cuộc đối thoại này, những giá trị của học thuyết liên quan đến Thiên Chúa, đời sống con người và vũ trụ, hoặc ngay cả những giá trị luân lý liên quan đến đời sống gia đình, xã hội…có thể được chia sẻ hay trao đổi. Một trong những điểm căn bản của đối thoại này là chia sẻ kinh nghiệm về Thiên Chúa của mình, nghĩa là con đường tìm kiếm Thiên Chúa và con đường cầu nguyện (EN 53). |
Những tôn giáo Không-Kitô-Giáo thuộc Á Phi lại rất nhạy cảm với vấn đề cầu nguyện hay chiêm niệm. Một sự tìm kiếm Thiên Chúa, không làm tổn thương đến các Kitô hữu, nhất là với các nhà truyền giáo. Một ai đó có thể hỏi kinh nghiệm của họ về Thiên Chúa như thế nào hoặc kinh nghiệm đặc biệt của Kitô giáo là gì dưới lăng kính của chiêm niệm. |
Có nhiều cuộc hội họp cầu nguyện liên tôn, nghĩa là những cuộc hội họp không tìm kiếm sự nghiên cứu những lý thuyết khó hiểu và phức tạp, trên tất cả họ cần có một con người giản dị và thành thật. Trong những cuộc hội họp này, tránh sự cố gắng hòa hợp các trường phái tư tưởng. Những con đường và những khó khăn được chia sẻ, đó là cách phổ biến cho tất cả các tôn giáo và để cho mỗi người tự do theo cách của mình hoặc đường lối riêng của mình [phương pháp, đường lối, yoga, thiền…], của việc gặp gỡ với cùng một Thiên Chúa của tất cả. Kết quả của những cuộc hội họp này có lẽ là một hoạt động chung để bảo vệ và cổ vũ những giá trị sâu thẳm của lòng tin vào Thiên Chúa, nhất là trong một xã hội tục hoá. |
Đối với người Kitô hữu, tin vào Đức Kitô, Ngôi Lời Nhập thể, và mầu nhiệm Ba Ngôi, trở nên một kiểu mẫu huyền diệu cho đối thoại. Vì thế một người có thể học biết để lại gần mọi người với sự tôn trọng như Đức Giêsu đã làm, Khi người Kitô hữu đi vào trong Đối Thoại Liên Tôn này, họ gặp gỡ Đức Kitô đang đợi họ nơi ngưỡng cửa của con tim nhân loại.[5] |
10. Phương thức để đối thoại với mỗi tôn giáo đều khác nhau |
Đối thoại liên tôn luôn luôn phải được thực hiện trong bầu khí lịch sử văn hóa và con người của các tôn giáo. Tình trạng của một tôn giáo chiếm đa số hoặc thiểu số trong xã hội sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự khai mở thực sự có giá trị cho những người làm công tác đối thoại. Nó có thể đi đến chỗ siêu việt hoặc đi đến chỗ phức tạp hơn. Sự hình thành, sự bảo đảm trong căn tính riêng của mỗi tôn giáo và sự hiểu biết lẫn nhau là những yếu tố ảnh hưởng trên việc đối thoại. |
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình đối thoại. Một trong những nhân tố quan trọng là quan niệm về tôn giáo của những cá nhân và của nhân loại. Tất cả các tôn giáo đều đã triển khai nhiều thái độ khác nhau đối với các tôn giáo khác. Thêm vào đó, trong một số trường hợp hầu như luôn có một căn tính giữa tôn giáo và văn hóa. Tất cả những nhân tố này không luôn luôn làm cho việc đối thoại được dễ dàng. |
Đối thoại giữa những Kitô hữu và Do Thái có một nền tảng khác với các tôn giáo khác. Nó được dựa trên một mặc khải chung và sự nối tiếp kinh qua về tôn giáo. Cộng đoàn Do Thái Giáo hầu như rất hưởng ứng với việc đối thoại và thường đưa ra những sáng kiến để thăng tiến đối thoại. Tiến trình cũng thường được làm sáng tỏ qua những tổ chức của hai tôn giáo ở cấp độ thế giới. Islam tự coi mình như là sự trọn vẹn (fullness) và canh tân (renewal) mặc khải ban sơ của Thiên Chúa. Nó bao gồm sự khác biệt lớn về tình trạng văn hóa và tôn giáo khắp trên thế giới. Trong Islam, tôn giáo, văn hóa và xã hội luôn kết hợp rất chặt chẽ và không có nhà lãnh đạo đại diện tôn giáo (representative religious leaders). Như thế những nhân tố này đã tạo ra những tương quan khó khăn hơn ở một số lãnh vực. Tuy nhiên, có một số trường hợp cá biệt của sự cùng chung sống và đối thoại về đời sống. Những mối tương quan với các tôn giáo Á châu, nhất là Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, thì dễ hơn. Tuy nhiên, những tôn giáo này cũng khác biệt khá lớn, do sự hình thành lịch sử và học thuyết khác nhau mà họ sẵn có. Ngay từ bên trong, những ý hướng cơ bản của họ đã làm cho cuộc đối thoại về kinh nghiệm tôn giáo dễ dàng hơn. |
Những tôn giáo truyền thống đang giảm bớt nơi nhiều tôn giáo trong mối tương quan với các tôn giáo trên thế giới, vì thế, họ liên tục ảnh hưởng tới các thực hành của nhiều người thuộc các tôn giáo phổ biến. Đối thoại với họ thì quan trọng và có thể ích lợi trong việc Hội Nhập Văn Hóa Kitô giáo. |
Không có tôn giáo nguyên khối (monolithic), ngay cả trong cùng một tôn giáo, bởi vì những ảnh hưởng văn hóa xã hội địa phương có những khác biệt về niềm tin và thực hành. Sự tăng triển của các phong trào và các giáo phái đưa đến những khó khăn bất thường trong tiến trình đối thoại với họ. |
Đối thoại đòi hỏi một sự giáo dục rộng rãi của nhiều khối để vượt qua những thành kiến của truyền thống. Nó cũng đòi hỏi đối với quyền lợi của con người ở khắp mọi nơi.[6] |
11. Các hình thức Đối Thoại Liên Tôn |
Hoạt động đối thoại được diễn tả bằng nhiều cách, và những khía cạnh quan trọng hơn được tìm thấy trong kinh nghiệm sau công đồng. Tài liệu “Đối Thoại và Công bố Tin Mừng” tóm tắt những hình thức đối thoại chính yếu (DP 42.45.46). |
a. Đối Thoại về cuộc sống, ở đó, con người cố gắng sống trong một tinh thần cởi mở và ăn ở thuận hòa với lối xóm, chia sẻ niềm vui nỗi buồn của họ, chia sẻ những vấn đề và những quan tâm lo lắng về nhân sinh. |
b. Đối Thoại trong hoạt động (action), trong đó những Kitô hữu và những người cộng tác khác cho việc phát triển và giải phóng con người toàn diện. |
c. Đối Thoại về việc trao đổi thần học, ở đó các chuyên viên tìm cách đào sâu những hiểu biết về những gia sản đáng kính của họ và nhận ra những giá trị tinh thần của nhau. |
d. Đối Thoại về kinh nghiệm tôn giáo, ở đó con người, được cắm rễ sâu vào những truyền thống tôn giáo riêng của mình, chia sẻ những phong phú tinh thần, chẳng hạn đối với việc cầu nguyện và chiêm niệm, đức tin và những con đường tìm kiếm Thiên Chúa và Đấng Tuyệt Đối. |
e. Đối với những hình thức mà nó thường tùy thuộc vào nhau, một sự Đối Thoại phải được thêm vào là Đối Thoại về văn hóa, bởi vì những con đường khác nhau trong đó văn hóa và tôn giáo được liên kết với nhau. |
f. Cuối cùng, một loại Đối Thoại cũng phải được lưu ý là Đối Thoại trong nội bộ Giáo Hội, qua đó các tín hữu biết đánh giá đức tin của mình dưới ánh sáng của văn hóa mà trong đó họ sinh sống. Cách làm này dễ dàng đưa đến sự thanh tẩy và hội nhập văn hóa vào đức tin.[7] |
12. Các thành viên của Đối Thoại Liên Tôn |
Tất cả các tín hữu đều là nhân viên Đối Thoại. Các nhà lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm đặc biệt vì ảnh hưởng mà họ cố gắng qua gương sáng và trong cơ cấu tổ chức tôn giáo của họ. Các động tác của họ mang một giá trị biểu tượng và giáo dục. Những quyết định của họ ảnh hưởng dễ dàng hơn trên các cộng đồng đáng kính và tôn giáo của họ. |
Redemptoris Missio nhấn mạnh rằng: “Mỗi thành viên của tất cả các cộng đoàn đức tin và Kitô hữu đã được kêu gọi để thực hiện đối thoại, mặc dầu không phải lúc nào cũng ở cùng một mức độ và một phương thế như nhau. Sự góp phần của giáo dân không thể thiếu trong lãnh vực này, bởi vì họ có thể được đặc biệt dành cho những mối tương quan phải được thiết lập với những người theo các tôn giáo khác nhau qua những gương sáng trong những hoàn cảnh mà họ đang sống và trong những sinh hoạt của họ. Một số người trong giáo dân cũng có thể góp phần qua việc tìm tòi và nghiên cứu” (RM 57). |
Trong thực tế, mỗi chương trình mục vụ nên đưa ra những nhiệm vụ khác nhau được thi hành trong sứ mệnh của Giáo Hội, những thách đố cũng như những cơ may được trình bày bằng những hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, việc quan trọng hơn là sống kết hiệp với Chúa Thánh Thần để được Ngài hướng dẫn như Đức Giêsu đã được hướng dẫn và như các thánh là những người theo chân Người (RM 87-92). |
Trong thế giới ngày nay, không một Giáo Hội địa phương nào tự cho mình được miễn trừ khỏi sự dấn thân cho việc Đối Thoại Liên Tôn. Thực thế, tình trạng nhiều tôn giáo tăng lên khắp nơi, và tất cả các Kitô hữu đang trực diện với những con đường của niềm tin và việc diễn tả lòng đạo của mình. Việc đòi hỏi một hình thức đầy đủ liên quan đến lịch sử và bản chất của các tôn giáo khác để nhìn ra chỗ đứng của mình như là một Kitô hữu một cách rõ ràng và thi hành những bổn phận truyền giáo của mình là rất cần thiết.[8] |
13. Những thành quả đã đạt được trong công tác Đối Thoại Liên Tôn |
13.1 Giáo Hội thừa nhận Đối Thoại Liên Tôn như một phần trong sứ mệnh của Giáo Hội: |
Đối thoại là một phần sứ mệnh của Giáo Hội. Tài liệu “Đối Thọai và Truyền giáo” đã làm sáng tỏ khía cạnh quan trọng của phương pháp học và cũng nói lên hoạt động truyền giáo. Theo các văn bản của công đồng, đối thoại được coi như một phương pháp, một phương tiện đối với một tiến trình Phúc Âm Hóa, một hình thức tiền Phúc Am Hóa (AG 10-12). Tài liệu trên đã làm sáng tỏ điều mà đối thoại đã làm nên sự hứng khởi cho tất cả hoạt động truyền giáo, và cũng là hoạt động đặc biệt trên giá trị riêng của nó. (DM 13). Theo Redemptoris Missio, “đối thoại liên tôn là một phần của sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội. Được hiểu như là một phương thế và cách thức để hiểu biết và làm giầu cho nhau. Đối thoại không đối lập với sứ vụ “đến với muôn dân”. Thực thế, đối thoại có những mối dây liên kết đặc biệt với sứ mệnh đó và cũng là một trong những cách biểu lộ sứ mệnh của nó” (RM 55). |
13.2 Giáo Hội thừa nhận mối tương quan giữa Đối Thoại Liên Tôn và Loan Báo Tin Mừng: |
Đối thoại không làm nên tất cả việc truyền giáo, nhưng trong một số hoàn cảnh, nó có thể là một cách diễn tả đầy đủ của việc truyền giáo. Thật vậy, “nó là một phương tiện làm chứng cho Đức Kitô và phục vụ rộng rãi con người” (RM 30). Trong những hoàn cảnh này, nó là một sự góp phần vào sứ mệnh của Giáo Hội và thăng tiến vương quốc của Thiên Chúa và sự cứu rỗi nhân loại. (DM 25;RM 20). |
Sự tương quan giữa đối thoại và công bố Tin Mừng đã được làm sáng tỏ ở phần Đối Thoại và Loan báo Tin Mừng trong Redemptoris Missio. “Đối thoại liên tôn và Loan báo Tin Mừng, mặc dầu không ở trên cùng một lãnh vực, nhưng cả hai đều là những yếu tố xác thực của sứ mệnh Loan báo Tin Mừng của Giáo Hội. Cả hai đều chính thức và cần thiết. Chúng liên hệ mật thiết nhưng không thay thế cho nhau. Như kinh nghiệm cho thấy, chúng vừa liên kết mật thiết với nhau lại vừa tỏ ra khác biệt với nhau. Trong thực tế, con đường hoàn thành sứ mệnh của Giáo Hội tùy thuộc vào những hoàn cảnh của mỗi Giáo Hội địa phương và của mỗi Kitô hữu (DP 77-78). |
Thông điệp cho thấy sự cần thiết của sự nối kết cũng như sự khác biệt chặt chẽ giữa hai hoạt động và cho thấy “sự cần thiết để hợp nhất chúng trong sứ vụ đến với muôn dân”. Thông điệp nói rằng “Loan báo Tin Mừng là một sứ mệnh ưu tiên thường xuyên…Tất cả những hình thức của hoạt động truyền giáo đều qui hướng về việc công bố mà nó mặc khải và làm chứng cho mầu nhiệm đã cất giữ qua bao thời và đã được biết đến trong Đức Kitô” (RM 44). |
13.3 Giáo Hội thừa nhận giá trị của Đối Thoại Liên Tôn trong việc mưu cầu hòa bình và công bình cho con người: |
Đối thoại là một đòi hỏi để phục vụ con người và xã hội. Tất cả các tôn giáo đều được kêu gọi góp phần vào công việc này. Ngày nay, Đối thoại đã trở nên cần thiết hơn bởi vì sự mất cân bằng và căng thẳng đang tồn tại trong xã hội, và các tôn giáo góp phần trong việc tìm ra những giải pháp cho những căng thẳng này chỉ bằng một cách là chấp nhận một tinh thần đối thoại (attitude of dialogue) ở giữa các tôn giáo với nhau (DM 42;P 44;RM 57)[9] |
14. Một kết luận cho Đối Thoại Liên Tôn |
Mục đích của đối thoại không phải để chinh phục đối lập cho họ trở lại và gia nhập Giáo Hội: “đối thoại đâu phát sinh từ mưu đồ sách lược hoặc từ ích lợi riêng tư cá nhân, song là một hoạt động được chi phối do những nguyên tắc đặc biệt, đòi hỏi những phẩm cách đặc thù” (RM 56). Mục tiêu ở đây không chính xác rõ ràng như ở đối thoại trong Kitô Giáo với nhau. Mục đích là những ích lợi vừa kể ở trên, mà có liên quan với từng cá nhân và từng giáo hội. Tức là đối thoại để muốn hiểu nhau tốt hơn, hiểu cuộc sống tôn giáo của nhau cách chu đáo hơn; nhưng không chỉ là việc trao đổi ý kiến hoặc đối chiếu các điều khoản giáo lý, nhưng luôn luôn giả thiết đôi bên làm chứng trung thực cho đức tin của mình. Đối thoại thiêng liêng đã từng là phương pháp tu đức để cải thiện mình và công nhận Thiên Chúa ở nơi người khác: “mỗi khi chúng ta mở mình ra cho người khác là chúng ta mở cửa cho Thiên Chúa vào.” Đồng thời chúng ta nhắm giúp người tôn giáo khác hưởng những ích lợi ấy: đó là Phúc Âm Hoá người khác rồi, là hợp tác với Thần Khí ở giữa chúng ta. Đối thoại liên tôn là bước đồng hành về với chân lý, vì mình không chủ trương có chân lý toàn vẹn. Vì vậy, nhiều người nói đến “sự trở lại” với Chúa trong tâm hồn. Chắc chắn là đối thoại không nhắm biến đổi người Phật Tử hoặc Hồi Giáo trở thành tín đồ sùng đạo hơn của tôn giáo ấy, nhưng để mở mình ra đón chân lý và mầu nhiệm tuyệt đối. Hơn nữa đối thoại liên tôn cũng là đưa Giáo Hội gặp người khác, vì chúng ta là đại diện của Giáo Hội cách minh nhiên. |
Để dấn thân vào việc đối thoại, Kitô hữu phải có lòng tin vững chắc và tính tình ôn hoà, vừa óc phê bình vừa cởi mở. Một kitô hữu khi đối thoại với người khác tôn giáo không che khuất hoặc để đức tin trong ngoặc đơn, hoặc coi các tôn giáo bằng nhau, hoặc coi việc trở lại với Chúa Kitô là phụ thuộc; xác tín của mình vẫn trọn vẹn công giáo (và người khác cũng trọn vẹn tín đồ của tôn giáo mình), nhưng cách khiêm tốn (vì đức tin là ơn nhưng không) và không nghi ngờ người khác. Do đó phải chuẩn bị trước bằng cách hiểu đức tin và những lý do tại sao mình tin tưởng như vậy, theo như thánh Phêrô khuyên (1Pr 3,15). Nếu đối thoại có tính cách trí thức, ắt là phải học cho biết đúng đắn vừa giáo lý của ta vừa tín ngưỡng của họ, nhất là ý thức đến những kinh nghiệm lịch sử. Nếu gặp nhau để cầu nguyện hoặc cách phụng tự nào đó, phải ý thức đến những chỉ nam của giáo phẩm. Hy vọng rằng kết quả của đối thoại sẽ là đào sâu đức tin của mình, nhưng cũng có thể dẫn đến chỗ trở lại: “một người có thể quyết định bỏ tình trạng thiêng liêng hoặc tôn giáo của mình để chấp nhận cái khác.” Ấy là nói lên “mạo hiểm” của việc đối thoại liên tôn. |
Vấn đệ tế nhị là quan hệ giữa đối thoại và loan báo Tin mừng. Việc loan báo Tin mừng nhắm mời “thính giả” trở lại với Chúa Kitô và gia nhập vào Giáo Hội; còn đối thoại thì không. Nhiều người cả ở Giáo Hội lẫn ở ngoài Giáo Hội quan niệm đối thoại và truyền giáo là mâu thuẫn; “dư luận” giải thích việc đối thoại như là Giáo Hội ngừng cổ vũ việc trở lại. Thật ra có người và có nhóm vì quá nhấn mạnh đối thoại nên đã thôi truyền giáo. Giáo Hội muốn cổ vũ cả hai, tùy hoàn cảnh, tùy người, tùy dịp. Sứ mệnh của Giáo Hội bởi bản tính có tính cách đối thoại, vì từ tình yêu của Chúa Ba Ngôi mà phát sinh. Thiên Chúa là đối thoại, là trao đổi tuyệt đối. Mầu nhiệm Nhập thể là Chúa Cha thốt Lời với loài người, khiến Đức Kitô một phần nào đó đã hiệp nhất với mỗi người, và sứ mạng của Giáo Hội là tiếp tục đối thoại ấy trong Thần Khí. Sứ mạng phức tạp lắm, có nhiều yếu tố, ví như xây căn nhà có nhiều viên đá, nhiều lớp, nhiều trang bị... Cụ thể là có hiện diện giữa lương dân, đối thoại với họ, tuyên xưng đức tin, loan báo Tin Mừng, đào tạo tân tòng, rửa tội, thêm sức và sống đạo, thiếp lập Giáo Hội địa phương, nuôi dưỡng lòng sùng đạo của các tín hữu, mở mang các cơ cấu của Giáo Hội…Và mỗi yếu tố ấy cũng luôn phức tạp; “hiện diện” chẳng hạn không phải ở không, nhưng là tác động, là dấn thân vào cuộc đời xã hội, văn hoá, chính trị... Các yếu tố này phải đi đôi với nhau, ủng hộ cho nhau tùy nhu cầu. Những người đối thoại không nghịch với những người truyền giáo, cũng như những người làm việc từ thiện không kháng cự lại những người dạy giáo lý…Trong Giáo Hội thừa tác viên làm cái gì cũng phải mặc lấy thái độ đối thoại. Dù sao ở giữa những yếu tố của sứ mạng Giáo Hội, việc rao giảng Tin Mừng và dẫn môn đệ mới cho Chúa Giêsu là sự chính yếu và ưu tiên; tuy nhiên, không ai được phép loan báo Tin Mừng cách đối địch hoặc khích phẫn. Cuối cùng, chứng tá của Giáo Hội mặc lấy nhiều hình thức; cách nào cũng đòi hỏi Kitô hữu được tình yêu Đức Kitô thôi thúc (2Cr 5,14).[10] |
Tóm lại, mục đích trước mắt của việc Đối Thoại Liên Tôn này không phải sự làm cho người khác trở lại, nhưng là một trao đổi qua lại các quan điểm về tôn giáo, như vậy họ phải được thừa nhận và tôn trọng. Thế nên Đối Thoại này không được lẫn lộn với việc Loan Báo Tin Mừng và như thế, không phải là lãnh vực riêng biệt của viện truyền giáo. Nhưng chắc chắn đó là một môi trường đầu tiên mang con người tới gần với ơn cứu độ trong Chúa Kitô. |
Tuy nó không giống như “hội nhập văn hóa”, nhưng chắc chắn Đối Thoại Liên Tôn là một phương tiện đặc biệt cho việc thâm nhập vào trong văn hóa tôn giáo của dân tộc khác và hiểu được nó từ bên trong. Đồng thời, đối với người Kitô hữu, đó lại là một lời mời để khám phá kinh nghiệm tôn giáo đặc biệt riêng của mình bắt đầu từ đức tin, nghĩa là mầu nhiệm Chúa Kitô sống lại và đang hiện diện.[11] |
Các chữ viết tắt
AG : Ad Gentes EN : Evangelii Nuntiandi RM : Redemptoris Missio EA : Ecclesia in Asia LG : Lumen Gentium GS : Gaudium et Spes PO : Presbyterorum Ordinis CT : Catechesi Tradendae DV : Dei Verbum DEV : Dominum et Vivificantem SC : Sacrosanctum Concilium CD : Christus Dominus RH : Redemptor Hominis NAE : Nostra Aetate DM : Dives in Misericordia UR : Unitatis Redintegratio |
[1] Marcello Zogo OMI, Following Christ in Mission, p.101-102
[2] Juan Esquerda Biffet, Pastoral for a missionary Church, p.195-197
[3] Marcello Zogo, OMI. Following Christ in Mission, p.103-105]
[4] Marcello Zogo OMI. Following Christ in Mission, p.102-103
[5] Juan Esquerda Biffet, Pastoral for a missionary Church, p.197-198
[6] Marcello Zogo OMI. Following Christ in Mission, p.108-109
[7] Marcello Zogo, OMI. Following Christ in Mission, p.106-107
[8] Marcello Zogo, OMI. Following Christ in Mission, p.107
[9] Marcello Zogo, OMI. Following Christ in Mission, p.106
[10] Filipe Gomez, Missiology, p.102-104
[11]Juan Esquerda Biffet, Pastoral for a missionary Church, p.198-199