CÁC ĐƯỜNG LỐI TRUYỀN GIÁO (P.14)

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 2396 | Cật nhập lần cuối: 5/24/2016 3:36:59 PM | RSS

ĐỐI THOẠI ĐẠI KẾT

1. Sự chia rẽ trong Kitô Giáo là một trở ngại lớn cho việc Loan Báo Tin Mừng

Sức mạnh của việc Tin Mừng Hóa sẽ giảm bớt đi nhiều nếu người Loan Báo Tin Mừng lại chia rẽ nhau bằng đủ thứ đổ vỡ. Phải chăng đó là một trong những trở ngại lớn nhất cho việc Tin Mừng Hóa ngày nay?

Thật vậy, nếu Tin Mừng mà chúng ta công bố lại cho thấy bị sâu xé bởi những cãi cọ về giáo thuyết, những phân cực ý thức hệ, hay những kết án lẫn nhau giữa các Kitô hữu, theo lối nhìn của họ về Đức Kitô và về Giáo Hội và ngay cả những cách họ quan niệm về xã hội và thể chế, thì những người được chúng ta giảng truyền làm sao tránh khỏi giao động, lạc đường và xúc phạm (EN 77).

  • Di chúc Tin Mừng của Chúa nói với chúng ta là sự hiệp nhất giữa các môn đồ của Ngài không chỉ là bằng chứng chúng ta thuộc về Người mà cũng là bằng chứng Người do Chúa Cha sai đến, là trắc nghiệm sự đáng tin của các Kitô hữu và của chính Đức Kitô. Là những sứ giả Tin Mừng, chúng ta cần cống hiến cho các tín hữu của Đức Kitô, không phải hình ảnh những con người chia rẽ nhau vì những tranh chấp không mấy xây dựng, nhưng là hình ảnh những con người vững mạnh trong đức tin, có khả năng gặp gỡ nhau vượt trên những căng thẳng thực tế nhờ việc cùng nhau tìm kiếm chân lý một cách chân thành và vô vị lợi (EN 77).

2. Sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu là đường lối và dụng cụ cho việc Loan Báo Tin Mừng.

Số phận công cuộc Loan Báo Tin Mừng chắc chắn được gắn liền với việc Giáo Hội làm chứng cho sự hiệp nhất. Đó là một nguồn trách nhiệm mà cũng là nguồn khích lệ.

- Về điểm này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu là đường lối và dụng cụ để loan báo Tin Mừng. Sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là một thực trạng trầm trọng và làm hoen ố công trình của Đức Kitô và nó “làm phương hại tới mục đích của việc giảng truyền Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo, và đối với nhiều ngưới, nó lại bít lối con đường dẫn tới đức tin”.

- Bởi đó, muốn cho mọi người được hòa giải với Thiên Chúa, Cha của chúng ta, thì trước hết phải tái lập mối hiệp thông giữa những kẻ nhờ đức tin đã thấy và đón nhận Đức Giêsu Kitô như một vị Thiên Chúa có lòng thương xót giải phóng loài người và hiệp nhất loài người trong Thần Khí tình thương và chân lý”.

- Ước gì chúng ta cộng tác một cách cương quyết hơn với các anh em Kitô hữu bằng cách dựa vào Bí Tích Thánh Tẩy và gia sản đức tin chung, để cùng nhau làm chứng và làm chứng rộng rãi cho Đức Kitô trên toàn thế giới. Lệnh truyền của Đức Kitô thúc đẩy chúng ta làm như vậy. Đó là một đòi hỏi của công cuộc Loan Báo Tin Mừng và nghĩa vụ làm chứng cho Tin Mừng (EN 77).

- Chừng nào hoàn cảnh cho phép, phải tìm cách phát động công việc hợp nhất, để khi đã gạt bỏ mọi hình thức dửng dưng và lẫn lộn, cũng như mọi ganh đua bất chính, người Công Giáo sẽ hợp tác huynh đệ với những anh em ly khai theo tiêu chuẩn của sắc lệnh Hiệp Nhất, ngõ hầu cùng nhau tuyên xưng một đức tin vào Thiên Chúa và Chúa Kitô trước mặt muôn dân (AG 15).

3. Ý nghĩa đích thực của việc Đối Thoại Đại Kết

Trước khi tiến hành thì việc làm sáng tỏ những điều đã được hiểu về đại kết cũng thật có ích. Từ đại kết được áp dụng cho những hoạt động khác nhau, lúc đầu, nhắm tới việc mang sự hiệp nhất cho các kitô hữu trên toàn thế giới oikouménê (oikos: habitation: nơi cư trú), nghĩa là toàn thể những người ở trên trái đất (inhabited earth) (Cv 17,6; Mt 24,14, Hr 2,5). Các nghị phụ trong Giáo Hội dùng từ này để chỉ toàn thể gia đình hay toàn thể gia đình của Thiên Chúa, nghĩa là, toàn thể Giáo Hội (Ep 2,19). Bây giờ nó được dùng để chỉ tất cả những gì đưa các kitô hữu của các Giáo Hội tới sự hợp nhất tốt hơn trong đức tin, lòng sùng mộ và hoạt động trong việc xây dựng Nước Thiên Chúa.

Vì thế đại kết tự nó liên quan với sự đào tạo và giáo dục các kitô hữu để thực hiện sự hiệp nhất, giữa tất cả các kitô hữu trên thế giới, trong việc đáp trả cho lời “cầu nguyện của Đức Giêsu” chớ gì nên một…để thế gian tin” (Ga 17,21). Vì thế đại kết không chỉ nhắm đến cái cớ cho người Công Giáo mong mỏi hợp nhất cũng như làm chứng nhân hiệu quả hơn trong thế giới, nhưng còn là việc canh tân cá nhân sâu đậm hơn, một sự thay đổi tâm hồn, một sự sám hối với người khác, như một yếu tố cần thiết trong việc tìm kiếm sự hiệp nhất kitô giáo. “Ở đó có thể sẽ không có Đại Kết xứng đáng với tên của nó, nếu không có sự thay đổi tâm hồn” (UR 7). Theo nghĩa này, Đại Kết chiếm một phần rất lớn trong nhiệm vụ Loan Báo Tin Mừng của Giáo Hội. Sách chỉ dẫn Đại Kết cho thấy phong trào đại kết như là sự tìm kiếm “câu trả lời cho ân sủng của Thiên Chúa kêu gọi tất cả các kitô hữu tin vào mầu nhiệm Giáo Hội theo kế hoạch của Thiên Chúa muốn đưa nhân loại tới ơn cứu rỗi và hợp nhất trong Đức Giêsu Kitô qua Chúa Thánh Thần”. Sự hiểu biết về Đại Kết liên quan đến việc đào sâu đức tin của mình trong truyền thống cũng như tinh thần, đưa tới một thái độ tích cực với những phần tử của các giáo hội khác và các cộng đồng của Giáo Hội.

Sự hiểu biết về đại kết hướng đến điều mà bây giờ gọi là Phong Trào Đại Kết. Sắc lệnh của công đồng Vaticanô II về đại kết diễn tả điều đó như sau: “Hạn từ “Phong Trào Đại Kết” chỉ những sáng kiến và những hoạt động được khuyến khích và được tổ chức, theo những nhu cầu khác nhau của Giáo Hội và khi thuận lợi, nó thăng tiến sự hiệp nhất các kitô hữu” (UR 4)[1]

4. Tầm quan trng ca đi kết cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội

Tầm quan trọng của đại kết cho việc Loan báo Tin Mừng đã được diễn tả rõ ràng trong các tài liệu công đồng và sau công đồng. Sự chia rẽ giữa các kitô hữu đã trở nên một chướng ngại lớn cho việc truyền giáo vì như Đức Phaolô VI đã nói: “Như các nhà rao giảng Tin Mừng, chúng ta phải dâng hiến sự trung thành với Đức Kitô không phải là hình ảnh của những con người đã bị phân rẽ do những cãi cọ vô bổ, nhưng là hình ảnh của những con người trưởng thành trong đức tin và có thể tìm thấy điểm gặp gỡ xa khỏi tất cả những căng thẳng …” (EN 77). Điểm này đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lưu ý trong tông huấn Redemptoris Missio, trong đó ngài nhắm đến việc kêu gọi tất cả những người theo Đức Kitô phải gặp gỡ và qui tụ hiệp nhất chung quanh Chúa. Trong việc thừa nhận sự cần thiết để hiểu nhau và bỏ đi những chướng ngại đã bít lối con đường tiến đến hiệp nhất trọn vẹn. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến sự cấp bách cần đạt tới và chứng tỏ sự hiệp nhất cho thế giới (RH 11-12])

Lý do cho sự khẩn cấp này làm nổi dậy sự kiện mà sự chia rẽ giữa các kitô hữu có thể làm hao mòn đà sống của việc công bố Tin Mừng và trở thành một gương mù cho thế giới, nhất là khi Giáo Hội xuất hiện như để công bố “một vương quốc đã tự chia rẽ chống lại chính mình” (a kingdom divided against itself) (Lc 11,7). Trong nghĩa này, Đức Gioan Phaolô II, trong bài nói chuyện với các nhà lãnh đạo Kitô giáo ở Nairobi năm 1980: “Tính cách khả tín của chính Đức kitô đã được nối kết với sự hiệp nhất Kitô giáo” (AAS72(1980)500-501)[2]

5. Sự cn thiết ca Đối Thoi Đại Kết trong công cuộc Loan Báo Tin Mừng

Dấu chỉ của sự hiệp nhất giữa mọi Kitô hữu là “phương thế và dụng cụ của việc Loan Báo Tin Mừng” (EN 77). Thực ra, sự hiệp nhất hay hiệp thông là tinh hoa của Giáo Hội theo “bí tích tính” như là một “dấu chỉ và dụng cụ của sự hiệp nhất giữa mọi người” (LG 1).

Hiệp nhất Giáo Hội, ý muốn của Chúa Kitô, là một dấu chỉ đầy hiệu quả của việc Loan Báo Tin Mừng: “Chớ gì chúng nên một, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,23). Sự hiệp nhất này là “một thực tại của việc Loan Báo Tin Mừng” rồi. (Puebla 663).

Sự chia rẽ giữa các cộng đoàn Kitô hữu (Công Giáo, Chính Thống, Tin Lành, Cải Cách) “gây thiệt hại đến nguyên nhân thánh thiện nhất của việc Loan Báo Tin Mừng đến mọi người” (EN 77). Vì sự đáng tin cậy mà Thiên Chúa muốn “đã bị quên đi”. “Quả thật, số mệnh của việc Loan Báo Tin Mừng chắc chắn liên kết chặt chẽ với lời chứng của hiệp nhất đã được ban cho Giáo Hội (EN 77). Như thế sự chia rẽ mâu thuẫn với ý muốn của Đức Kitô, gây gương mù cho thế giới và làm thiệt hại cho nguyên nhân thánh thiện nhất cho việc Loan Báo Tin Mừng tới mọi thụ tạo” (UR1)[3] .

6. Mục đích và nền tảng của việc Đối Thoại Đại Kết

Mục đích của việc Đối Thoại Đại Kết là xây dựng một sự hiệp nhất của Giáo Hội toàn cầu để tất cả các Kitô hữu sẽ sống cùng nhau trong sự liên kết được hướng dẫn bởi cùng một Thánh Thần, cùng một đức tin, cùng một mục tử được thiết lập bởi Đức Kitô. Ở đó đã có đối thoại và gặp gỡ huynh đệ trong mọi cộng đoàn Kitô hữu, giả như ở đó đã có sự đối thoại giữa các thành viên của cùng một cộng đoàn thì đã học được cách đối thoại với những anh em bị ly tán hay với các cộng đoàn Kitô hữu khác. Mục vụ cho sự hiệp thông bên trong cộng đoàn Kitô hữu thì không thể thiếu được và phải được thực hiện trước khi đối thoại Đại Kết với các tôn giáo Kitô giáo khác, hay những cộng đoàn mới được thành lập.

Đối thoại thực sự không thể bị thu hẹp vào “hòa đồng chủ nghĩa”, cũng không thể bị thu hẹp vào những sự đồng lòng dễ dãi, nhưng phải được đặt nền tảng trên sự thật và đức ái. Tuy nhiên, “nó trở nên minh bạch trong một cuộc đối thoại mà ở đó có những con đường khác nhau dẫn đến ánh sáng của đức tin và nó có thể làm cho tất cả gặp nhau trên cùng một mục đích. Tuy nhiên những con đường này có thể khác nhau, chúng có thể giúp nhau hoàn tất. Chúng khuyến khích chúng ta suy nghĩ về những con đường khác nhau. Chúng bắt buộc chúng ta đi vào chiều sâu nhiều hơn trong những đề tài chúng ta cần theo dõi và tìm kiếm những con đường tốt hơn để diễn tả chính mình” (ES 83).

Điểm đối chiếu cho Đối Thoại Đại Kết là con người và sứ điệp của Đức Kitô. Có một sự qui tụ thực sự với “các anh em ly tán” của chúng ta, đó là một qui tụ đầy sức sống với Đức Kitô. Mọi cuộc đối thoại và nhất là Đối Thoại Đại Kết đòi một sự trở lại thường xuyên để đi vào trong sự hài hòa với mầu nhiệm Đức Kitô trong tất cả sự toàn vẹn của nó.

Do bởi sự di dân và thay đổi của xã hội, phương tiện truyền thông hiện đại...mọi Kitô hữu đi vào cuộc tiếp xúc với những cộng đoàn khác và những tín ngưỡng khác. Cuộc gặp gỡ giữa những nền văn hóa và với một xã hội thuộc trần thế là một hiện tượng lan rộng khắp thế giới. Cộng đoàn Giáo Hội phải được đào tạo hướng về tinh thần Đại Kết, sẽ tìm thấy sự hiệp nhất của tất cả Kitô hữu trong cùng một đức tin và cùng một Giáo Hội mà Chúa Kitô đã thiết lập.[4]

7. Những nét chính yếu của các tôn giáo thuộc Kitô Giáo

- Người Kitô hữu của “phong trào cải cách” (Tin Lành) nhấn mạnh nhiều đến ân sủng (đức tin, Thánh Kinh…) (UR 19-22).

- Giáo Hội Chính Thống chú trọng nhiều đến sự diễn tả trong phụng vụ và sự tiến bộ trên con đường thiêng liêng (UR 14-18).

- Công Giáo trình bày đức tin theo đúng những dấu chỉ của Giáo Hội do Đức Kitô thiết lập (người kế vị của thánh Phêrô và phẩm trật tổng quát).

Một cộng đoàn “công giáo” hôm nay nên chú trọng đến Lời Chúa, đời sống phụng vụ và con đường hoàn thiện phối hợp giữa những ân huệ của Chúa Thánh Thần với những dấu chỉ hữu hình của Giáo Hội (LG 7-8). Nếu mầu nhiệm Nhập Thể được xác tín, được cử hành và được sống một cách sâu sắc, nó sẽ tạo nên một sự hòa hợp giữa “những phương thế khác nhau để đạt đến ánh sáng của đức tin” (ES 83).[5]

8. Tiến trình của Phong Trào Đại Kết

Sự nhận thức mới liên quan giữa việc truyền giáo và đại kết bắt đầu triển khai trước hết trong lãnh vực truyền giáo. Những nhà truyền giáo từ nhiều giáo hội khác nhau trực tiếp bị cản trở do gương xấu của sự chia rẽ giữa họ với nhau. Vì các giáo hội Tin Lành phái Phục Hưng, hội nghị truyền giáo thế giới năm 1910 tại Edinburgh, tuy nhiên, một vấn đề sâu xa là đã có sự bất đồng trong những vấn đề học thuyết chính yếu về bản chất và sứ mệnh của Giáo Hội. Cần thiết phải bảo tồn sự hiệp nhất của Giáo Hội và sứ mệnh của Giáo Hội trên thế giới, được thể hiện qua việc cùng nhau tiến đến hai nguồn suối trong phong trào đại kết:

. Faith and order (Đức tin và quyền bính) (1927)

. Life and work (Cuộc sống và hành động (1937)

để hình thành công đồng của các giáo hội trên thế giới năm 1948.

Sự sáp nhập công đồng truyền giáo thế giới (IMC) vào WCC ở hội nghị New Delhi năm 1961 là một chỉ dẫn quan trọng cho mối liên quan giữa việc mưu tìm sự hiệp nhất của Giáo Hội và sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội. Chỗ gặp nhau của nguồn suối truyền giáo đổ vào WCC đã giúp tạo nên một khuôn khổ cho dòng suy tư đang lưu hành, vì bản chất của việc truyền giáo liên quan đến sự hiệp nhất của Giáo Hội. Hội nghị thế giới lần thứ năm về đức tin và quyền bính (faith and order) tại Santiago de compostela năm 1993, nơi đó đã có 26 đại biểu công giáo chính thức, đã nhấn mạnh đến khía cạnh “hiệp thông trong đức tin, cuộc sống và chứng nhân” và đã là thách đố đối với các giáo hội. Trong quan điểm về sự hội tụ học thuyết đã đi xa hơn trong những cuộc đối thoại hai bên và trong tiến trình nghiên cứu “Phép Rửa, Thánh Thể và tác vụ” để thăm dò những con đường đào sâu sự hiệp nhất trong đức tin, cùng tạo ra những bước cụ thể và coi như là những con đường mới cho sự cộng tác, chia sẻ, công bố và hành động cho vấn đề công bình. Tại Santiago de compostela, người ta công nhận rằng đã có sự chia rẽ nặng nề giữa các giáo hội, như đã được khẳng định trong sự căng thẳng giữa những lối xử lý cổ điển và theo bối cảnh cho hội nghị thần học tại Canberra của WCC năm 1991.

Ngoài Công Giáo ra, chúng ta có thể nói rằng phong trào đối với sự hiệp nhất được bắt đầu với hội nghị Malines. Tuần cầu nguyện hợp nhất Kitô giáo là một khí cụ trong việc làm cho những người Công Giáo nhận ra thảm kịch của sự chia rẽ và một sự cần thiết cho sự hợp nhất tốt đẹp hơn.

Công đồng Vaticanô II đã là một biến cố đại kết lớn trong những con đường đi đến đại kết. Sự hiện diện của những nhà quan sát Chính Thống và Tin Lành tại công đồng đã là một cử chỉ đại kết phi thường. Những tài liệu của công đồng Vaticanô II về Giáo Hội, mặc khải của Thiên Chúa, và đại kết đã đặt nền tảng cho rất nhiều cố gắng đại kết hậu công đồng, như sự ủy nhiệm liên giáo hội, văn phòng hiệp nhất kitô giáo (bây giờ là Hội Đồng Giáo hoàng về việc nâng cấp hiệp nhất kitô giáo) và nhóm làm việc liên kết giữa Hội Đồng thế giới của các giáo hội và Giáo Hội Công Giáo. Nhiều cuộc nói chuyện khác nhau giữa Đức Phaolô VI và Đức Gioan Phaolô II và các nghị phụ giáo hội Chính Thống và các nhà lãnh đạo giáo hội khác đã góp phần không nhỏ cho những mối tương quan đại kết được tiến bộ hơn.[6]

9. Những bước đi của Thần Học trên con đường tiến tới Đại Kết

Để tiến đến sự hiểu biết về Đại Kết hơn, đã có một sự phát triển căn bản của sự hội tụ thần học đối với sự giác ngộ cả về phía Giáo Hội Công Giáo và các giáo hội khác.

Từ bầu khí của sự chống đối nhau, thù nghịch và từ chối một phần hoặc toàn bộ Giáo Hội Tính đã được diễn tả qua sự kết án lẫn nhau và nhiều hình thức khác. Các giáo hội giờ đây đang tham dự vào thực tại của mầu nhiệm Đức Kitô trên thế giới qua Đức Tin, Phép Rửa và Lời Chúa.

Thứ đến, sự hiệp nhất không còn được coi như là trở về hoặc “trở lại với truyền thống Giáo Hội Roma” hoặc một Giáo Hội nguyên khối (monolithic), nhưng là sự trở lại với Đức Giêsu Kitô, Lời của Thiên Chúa, và hiệp thông trong Đức Kitô. Tất cả sự chia rẽ đều làm bớt đi mức độ của Giáo Hội Tính và làm cho sự diễn tả đầy đủ Công Giáo Tính của Giáo Hội trong tất cả mọi chiều kích trở nên bớt khó khăn hơn.

Thứ ba, sự chia rẽ của Giáo Hội, mà nó thường dẫn đến việc cố gắng hướng về sự xâm lược truyền giáo của các kitô hữu khác, bây giờ được nhận thức như là một sự làm yếu đi sự khả tín của việc công bố của mình và làm chứng những giá trị Tin Mừng trước các tín đồ khác.[7]

10. Những khó khăn còn tn ti trên con đường Đại Kết

Nền tảng cho đại kết: Nền tảng đại kết cho Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống hoặc các Giáo Hội Tin Lành chủ yếu là thực tại của sự hiệp nhất của Giáo Hội, trong khi cho những người khác, nó là một nhu cầu cộng tác trong việc truyền giáo. Nói khác đi, đối với một số người Đại Kết thuộc nguyên lý hữu thể của Giáo Hội, trong khi đối với một số người khác Đại Kết là nguyên lý thuộc hoạt động truyền giáo của Giáo Hội (for some it is a postulate of being Church while for some it is a postulate for missionary action). Nhưng người ta cũng cảm thấy rằng sự hiệp nhất Kitô giáo mỗi ngày một tăng lên là cần thiết, cả cho thực tại của thần học lẫn cho sự đòi hỏi của truyền giáo.

Trong khi nó có thể sử dụng ngôn từ hội tụ trong một số khía cạnh học thuyết như là kết quả của những cuộc đối thoại hai bên và nhiều bên, thực tế của sự chia rẽ giữa các Giáo Hội trong lãnh vực truyền giáo làm cho việc cộng tác thành một vấn đề phức tạp.Trước hết, nó muốn nói lên rằng những người cùng phe [partner] đã có một sự hiểu biết chung về bản chất của sứ mệnh cũng như nội dung và cùng đích của nó mà không phải lúc nào cũng là một vấn đề phải tranh cãi. Có nhiều cách đã được đưa ra mà nó vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ truyền giáo trong các lãnh vực này, cách tốt nhất trong sự cộng tác như thế chắc chắn sẽ là một sự đối thoại về bản chất đặc biệt của sứ mệnh, nội dung và mục đích của nó, trong khi cùng một lúc chú ý đến sự cộng tác trong những nơi ở đó có thể làm một chứng nhân chung.

Nhiều vấn đề thần học được dựa trên do những hướng dẫn được rút ra từ Hội Đồng các giáo hội thế giới về sứ mệnh và Loan báo Tin Mừng đã làm lu mờ bản chất truyền giáo của Giáo Hội và nền tảng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi của sứ mệnh Kitô giáo. Khuynh hướng này đã dẫn đến sự thu hẹp những nguyên tắc thần học về sứ mệnh của Kitô giáo vào những nguyên tắc xã hội, vì thế làm nổi bật chiều kích của truyền giáo trong nghĩa của nhân đạo hóa và biến đổi như là mục đích của truyền giáo. Bước tiến này đi vào chiều kích cánh chung của sứ mệnh Kitô giáo bằng cách đối chiếu nó với chiều kích xã hội của Tin Mừng. Hiện tại, những thái độ của thần học làm rối trí những người nghiên cứu chân lý của Tin Mừng giữa các chia rẽ của các Kitô hữu (DE 206). Thế nên, bất chấp những chia rẽ, nên tìm ra những con đường sống chân thành, mặc dầu còn bị giới hạn, cùng nhau làm chứng nhân, trước một thế giới đang đói khát sứ điệp tình yêu và hy vọng, đó là Tin Mừng cứu rỗi của Đức Giêsu Kitô.

Có những giới hạn cho điều mà các Kitô hữu có thể làm với nhau bởi vì không có sự hiệp thông đầy đủ, những bất đồng mà nó còn tồn tại trong đức tin và luân lý và những vết thương còn đọng lại trong ký ức. Tuy nhiên trước sự hiệp thông đã đạt được, các Kitô hữu có thể cùng nhất trí trên một cơ sở chung (common ground) là sự hợp tác, vì các Kitô hữu cùng chia sẻ một trách nhiệm chung là công bố Đức Kitô cho thế giới.[8]

11. Những phương thế đưa việc Đối Thoại Đại Kết đến chỗ kết quả

Đối thoại Đại Kết là lối thách thức và kêu gọi toàn thể Giáo Hội hoán cải, nhất là Giáo Hội tại Á Châu, vì tại đây dân chúng trông chờ vào các Kitô hữu cho thấy một dấu hiệu hợp nhất rõ ràng hơn.

Tại Á Châu, là nơi số Kitô hữu tương đối nhỏ, sự chia rẽ càng làm cho công cuộc truyền giáo trở nên khó khăn hơn, và coi sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là một lời chứng chống lại Đức Kitô. Nên muốn cho công cuộc Đại Kết được trung thực và sinh kết quả, người Công Giáo phải có những thái độ sau:

- Bác ái, biểu lộ qua sự nhân hậu và lòng khao khát cộng tác mỗi khi có thể với các giáo hội và cộng đồng khác.

- Trung thành với Giáo Hội, dù vẫn không làm ngơ hay phủ nhận những khuyết điểm của một số thành phần trong Giáo Hội.

- Phải có óc phân định, để biết đánh giá tất cả những gì là tốt đẹp và đáng kính.

- Chân thành và ước ao được thanh tẩy và được đổi mới.

Tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã có một ít dấu hiệu tốt đẹp như hai bên đang nhìn nhận có sự thống nhát về văn hóa và chia sẻ một số yếu tố quan trọng chung của truyền thống Giáo Hội.

- Cụ thể: Mời các Kitô hữu khác nhau tham gia cuộc cầu nguyện và tìm ra nhửng khả năng xây dựng những cơ cấu và tổ chức mới mang tính cách đại kết.

  • Đưa việc đối thoại đại kết vào chương trình của các Chủng Viện và các cơ sở giáo dục (EA 30).

12. Sám Hối nội tâm một yếu tố quan trọng để việc Đối Thoại Đại Kết có kết quả

Sẽ không có Đối Thoại Đại Kết thực sự hay hiệp thông thực sự, nếu không có tinh thần canh tân của các cộng đoàn. “Tuy rằng, Giáo Hội Công Giáo được phú ban nhiều chân lý được mặc khải và nhiều phương thế của ân sủng, nên liều mình tự sống bằng tất cả nhiệt tâm của mình. Như là một hậu quả, sự rực rỡ của bộ mặt Giáo Hội ít sáng chói hơn dưới mắt của những anh em ly khai và của thế giới, và sự lớn mạnh của Vương Quốc Thiên Chúa như bị đình trệ. Vì vậy, mọi người Công Giáo phải nhắm đến sự hoàn thiện của người Kitô hữu và mỗi người theo địa vị của mình phải liên kết với Giáo Hội là người đã sinh ra trong thân thể mình, bằng sự khiêm nhường và sự chết của Chúa Giêsu, có thể được thanh luyện và đổi mới hơn mỗi ngày, để như một Giáo Hội mà Đức Kitô giới thiệu là một Giáo Hội vinh quang không một vết nhơ và nhăn nheo” (UR 4). Giáo Hội sẽ là một dấu hiệu của sự hiệp nhất tới mọi lãnh vực, mà trong đó Giáo Hội phản chiếu sự hiệp nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa Tình Yêu: “Vì thế Giáo Hội được nhận ra là “một dân tộc hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (LG 4). Sự hiệp nhất này là hoa trái của Chúa Thánh Thần, Đấng “cho phép Giáo Hội giữ được sự tươi vui của tuổi trẻ. Liên tục canh tân Giáo Hội và dẫn dắt Giáo Hội kết hợp hoàn toàn với phu quân của mình”.

Sự hiệp nhất này tỏ lộ đức ái và thánh thiện của tâm hồn (LG 39). Canh tân trong sự hiệp nhất sâu thẳm của tâm hồn cho phép Giáo Hội công bố sự cứu độ của Chúa Kitô tới tất cả mọi người và cảm thấy “sự đoàn kết sâu đậm với giòng giống và lịch sử con người” (GS 1). Qua canh tân, những người Kitô hữu trở nên hiểu biết và trách nhiệm cho việc tạo thành “gia đình của con cái Thiên Chúa ngay trong lịch sử nhân loại hôm nay” (GS 40).

Như vậy, vấn đề Đại Kết là nguồn gốc sự hiệp nhất tâm hồn của các kẻ tin và trong sự hiệp nhất các cộng đoàn Kitô hữu. Sự hiệp nhất của tất cả con người với nhau và đặc biệt với tất cả các Kitô hữu sẽ được hoàn tất nếu người tín hữu nhớ rằng “Họ thăng tiến sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu tốt hơn, mà thật ra họ sống tốt hơn, khi họ cố gắng sống đời sống thánh thiện hơn theo Tin Mừng. Không có phong trào Đại Kết xứng với tên gọi của nó, nếu không có sám hối nội tâm. Từ đó, sự mới mẻ của những thái độ con người mà ước muốn hiệp nhất nâng lên và phát triển trên con đường trưởng thành của họ” (UR 7).

Sự canh tân thường xuyên của mỗi cá nhân, được liên tục nuôi dưỡng qua những nghi thức phụng vụ là thiết yếu, nếu hạt giống của sự hiệp nhất và bình an được gieo trong bất cứ lãnh vực nhân loại và trong bất cứ hoạt động nào của Giáo Hội. Không có Đối Thoại Đại Kết cũng không có thảo luận thần học sẽ không có thái độ Kitô hữu căn bản này. “Hiệp nhất phải là kết quả của một sám hối thực sự của mọi người, kết quả của sự tha thứ cho nhau, là kết quả của đối thoại thần học và mối tương giao huynh đệ, là kết quả của cầu nguyện và của sự dễ dạy hoàn toàn với tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng là Thần Khí của sự hoà giải” (RP 9).

Những cuộc thảo luận thần học mang đến sự chia rẽ khi mà lòng nhiệt thành của nhà thần học đã bị phân ly trước rồi. Nếu không có sự sống chung với người khác trong xã hội, nếu không có một thái độ của lòng thương xót và tha thứ thì bất cứ một cơ cấu và hệ thống nào cũng sẽ trở thành một “vũ đài xung đột thường xuyên giữa nhóm này với nhóm khác” (DM 14). “Sự thay đổi của tâm hồn và sự thánh thiện của đời sống, cùng với lời cầu nguyện chung và riêng cho sự hiệp nhất các Kitô hữu nên được coi như là linh hồn của toàn thể phong trào Đại Kết và xứng với danh hiệu “Đại Kết Thiêng Liêng” (spiritual ecmenism) (UR 8).

Hiệp nhất các cộng đoàn Giáo Hội là được đúc khuôn trong việc cử hành Thánh Thể và trong việc chiêm niệm và lắng nghe Lời Thiên Chúa mặc khải và các Tông Đồ và những người kế vị rao giảng (Cv 2,42-47; 4,32). Cảm nhận và tình thương của Giáo Hội trong Nhà Tiệc Ly cùng với Đức Maria (Cv 1,14) là một sự dấn thân để lắng nghe Lời Chúa, được tích lũy trong tâm hồn rồi diễn tả qua đời sống và sự dấn thân của người Kitô hữu (Lc 2,19.51; Mc 3,33-35). Con đường Thánh Thể, đồng cảm với Giáo Hội trong tương quan với người điều hành công cuộc bác ái toàn cầu (người kế vị thánh Phêrô) và coi sự kiện Đức Maria như là kiểu mẫu và người Mẹ của sự trung thành với Chúa Kitô, sẽ giúp các cộng đoàn Kitô hữu không chỉ tự bảo vệ mình khỏi những bè phái mà còn giúp họ tìm thấy sự hiệp nhất mà Đức kitô muốn cho tất cả mọi Kitô hữu (Ga 17,11 tt)[9]

13. Những công việc cụ thể cho việc Đại Kết

13.1 Cộng tác bằng cách cùng nhau làm chứng cho thế giới.

Quả thật “Chỉ nam cho vấn đề Đại Kết” quả quyết rằng “Một chứng nhân chung được thực hiện bởi tất cả các hình thức của sự hợp tác Đại Kết thì đã là truyền giáo rồi”. Điều xác quyết này dựa trên sắc lệnh về Đại Kết của công đồng Vaticanô II, nó nói lên sự chia rẽ giữa các Kitô hữu là một chướng ngại lớn cho việc rao gỉang Tin Mừng. “Chắc chắn sự chia rẽ như thế phản lại ý muốn của Đức Kitô, gây gương mù gương xấu cho thế gian và gây thiệt hại cho cái nguyên nhân thánh thiện nhất, đó là rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật” (UR 1).

Sắc lệnh về Đại Kết đưa ra những nguyên tắc và tiêu chuẩn quan trọng cho sự cộng tác trong việc làm chứng nhân chung của Giáo Hội. Sự cộng tác này đặt trên nền tảng nơi Phép Rửa chung trong Đức Giêsu Kitô và đức tin trong Thiên Chúa Ba Ngôi (UR 2,12). Một nền tảng như thế đã thiết lập giữa những người đã rửa tội thành sự, đã có một sự hiệp thông nào đó với Giáo Hội Công Giáo, tuy chưa trọn vẹn (UR 3).[10]

13.2 Một số công việc cụ thể khác:

- Trước hết phải tránh tranh luận công khai, không chỉ trích, phê phán hoặc gọi tên “lạc giáo”. Nhất là phải tránh “ăn cắp con chiên” của nhau và coi các cộng đồng của anh em Kitô giáo như là “khu truyền giáo”.

- Tích cực hơn: Ad Gentes 15e dạy rằng “Tinh thần Đại Kết phải được nuôi dưỡng nơi người tân tòng, để họ nhận thức rõ ràng rằng những anh em tin vào Chúa Kitô cũng là môn đệ Chúa Kitô…” Và nếu giáo hữu “đạo mới” phải làm quen với anh em “ly khai,” thì huống chi là các giáo hữu “cũ” phải bỏ những thành kiến mà tìm hiểu họ.

- Thêm nữa: “Việc cộng tác chẳng những phải được thể hiện giữa các cá nhân với nhau, nhưng còn phải tùy theo sự phán đoán của Đấng Bản Quyền địa phương để thiết lập sự cộng tác giữa các giáo hội hoặc những cộng đòan giáo hội, cũng như trong những công cuộc của các giáo đoàn đó” (AG 15e).

- Cụ thể hơn nữa, Unitatis Redintegratio 12 đề nghị “trước mặt muôn dân, toàn thể các Kitô hữu hãy tuyên xưng đức tin” chung. Rồi “hợp tác trong các hoạt động xã hội” trong lãnh vực từ thiện, giáo dục, trí thức, phát triển.

  • Trong lãnh vực tôn giáo, nên tổ chức những ngày Lễ Kitô Giáo với nhau, cầu nguyện, học Kinh thánh với nhau, và dùng chung một bản dịch của Sách Thánh.

- Đối thoại với các tôn giáo không-kitô có thể được tổ chức chung với anh em Kitô giáo khác.

- Trong lãnh vực truyền giáo, có lẽ chúng ta có thể lên kế hoạch với nhau trong việc rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại, như Ad Gentes 29d đã gợi ý.

Khuôn vàng thước ngọc của Đại Kết là cái mà chúng ta có thể làm được với nhau (theo những hiệp định đã đạt được với mỗi giáo hội), thì cứ làm ngay bây giờ. Trong thế kỷ XX phong trào Đại Kết đã sinh hoa quả lớn: Hủy bỏ những vạ tuyệt thông Đông-Tây, giảm bớt hoặc bãi lệ tinh thần thù ghét hoặc hoài nghi giữa đa số các giáo phái, nhiều thoả thuận về một số điểm được bàn cãi, tình huynh đệ của các Kitô hữu được tìm lại…Ở Châu Á, các Kitô hữu phải “quên” những mối chia rẽ của Châu Âu và Châu Mỹ, và siêng năng làm việc để trở nên một và xây dựng một Giáo Hội của Đức Kitô hiệp nhất ở lục địa này.[11]

14. Một chân tri m rng cho Đại Kết

Trong thập niên vừa qua đã có nhiều công tác nói lên sự hiệp nhất giữa các kitô hữu, như Đức Gioan Phaolô II đã nói, một sự thân thiện vượt bậc và quan trọng đã được thực hiện trên con đường Đại Kết. Bảy công đồng Giáo Hội đầu tiên đã hình thành một cơ sở khởi đầu chung cho nhiều giáo hội. Sự thông hiệp bí tích liên giáo phái (intercommunion) giữa Giáo Hội Công Giáo và các giáo hội Chính Thống là một điều có thể trong lúc này. Có một số điểm đồng ý căn bản về Phép Rửa Tội, Thánh Thể và thừa tác vụ giữa các giáo hội lớn. Việc chấp nhận sự cần thiết cho một số hình thức quyền bính trung ương trong Giáo Hội là một dấu hiệu tích cực nữa, mặc dầu chưa rõ sẽ được thực hiện như thế nào.

Theo thần học, mục vụ và xã hội, các giáo hội đã là những khách hành hương trên con đường hiệp nhất kitô giáo. Rõ ràng Đại Kết là một trách nhiệm truyền giáo và một sự cần thiết như là một trách nhiệm đối với sự chia rẽ, phải được chấp nhận bởi tất cả các Kitô hữu (UR 3). Cùng sám hối với nhau (mutual conversion), sẽ tìm được sự sung mãn của mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô và Giáo Hội và một sự dấn thân hơn cho một môn đệ của Đức Kitô, sẽ dẫn tất cả các Kitô hữu tiến xa hơn nữa trên con đường cổ động cho việc hiệp nhất. Giáo Hội Công Giáo tin rằng, một sự hiệp nhất như thế có thể đạt được bằng sự canh tân ba lãnh vực cùng một lúc: “Canh tân tinh thần, đối thoại thần học về sự sửa chữa lại cho một sự hiệp thông trọn vẹn, và thực hiện một sứ mệnh và một chứng nhân chung cho thế giới”[12]

Các chữ viết tắt

AG : Ad Gentes

EN : Evangelii Nuntiandi

RM : Redemptoris Missio

EA : Ecclesia in Asia

LG : Lumen Gentium

GS : Gaudium et Spes

ES : Ecclesiam Suam

CA : Centesimus Annus

LC : Libertatis Conscientia

PT : Pacem in Terris

RP : Reconciliatio et paenitentia

UR : Unitatis Redintegratio


[1] John Mutiso Mbinda, Following Christ in Mission, p.152-153]

[2] John Mutiso Mbinda, Following Christ in Mission, p.153-154

[3] Juan Esquerda Biffet, Pastoral for a missionary Church, p.189

[4] Juan Esquerda Biffet, Pastoral for a missionary Church, p.190-191

[5] Juan Esquerda Biffet, Pastoral for a missionary Church, p.191

[6] John Mutiso Mbinda, Following Christ in Mission, p.154-155

[7] John Mutiso Mbinda, Following Christ in Mission, p.155-156

[8] John Mutiso Mbinda, Following Christ in Mission, p.156-157

[9] Juan Esquerda Biffet, Pastoral for a missionary Church, p.193-194

[10] John Mutiso Mbinda, Following Christ in Mission, p.158

[11] Filipe Gomez, Missiology, p.98-99

[12] John Mutiso Mbinda, Following Christ in Mission, p.159]